会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq pha】Quỹ ETF vẫn là kênh hút vốn ngoại tốt nhất trong hiện tại và tương lai!

【kq pha】Quỹ ETF vẫn là kênh hút vốn ngoại tốt nhất trong hiện tại và tương lai

时间:2025-01-25 04:27:37 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:974次

ck

Trong ngắn hạn dòng vốn vào ETF có thể gián đoạn,ỹETFvẫnlàkênhhútvốnngoạitốtnhấttronghiệntạivàtươkq pha nhưng dài hạn sẽ ổn định trở lại.

Nhưng nhìn chung các kênh đầu tư vào các quỹ ETF vẫn sẽ là kênh huy động tiền nước ngoài chính cho thị trường Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Chúng tôi thấy, chưa có kênh huy động nào rẻ và dễ dàng, tiện lợi hơn có thể thay thế ETF ở giai đoạn hiện tại được…” – Đây là nhận định của ông Nguyễn Minh Hạnh - Giám đốc điều hành Quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức chấp thuận cấp phép cho 2 quỹ ETF mới dựa trên hai chỉ số mới của HOSE là SSIAM VNFIN LEAD ETF và VFM DIAMOND ETF. Ông đánh giá thế nào về tính hấp dẫn của hai “tân EFT” này?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh:Ngay từ trước khi 2 chỉ số tham chiếu VNFIN LEAD và DIAMOND chính thức ra đời, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã có sự quan tâm rất lớn vào việc thành lập các quỹ chỉ số để mô phỏng 2 chỉ số tham chiếu trên. Chúng tôi đánh giá nhu cầu đầu tư vào các công ty có trong các chỉ số đó là rất lớn. Chúng ta có thể thấy, nhiều cổ phiếu chủ chốt trong chỉ số đều khá khó mua với nhà đầu tư nước ngoài hoặc họ phải mua với mức giá cao hơn giá thị trường khá nhiều.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 1/2020 trở lại đây, thị trường đã suy yếu rất nhiều nên nhu cầu mua cũng giảm tương ứng với sự suy giảm của thị trường. Mặc dù 2 quỹ này vẫn rất thu hút nhà đầu tư, nhưng trong ngắn hạn có thể việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn, do khó khăn chung của TTCK Việt Nam nói riêng, cũng như các thị trường trên toàn cầu.

hanh
Ông Nguyễn Minh Hạnh

* PV: Với SSIAM VNFIN LEAD ETF, đâu là cơ sở để ông tin vào kỳ vọng đó?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh:Chúng tôi đã nhận được quyết định niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào ngày 11/3/2020. Dự kiến quỹ sẽ niêm yết vào khoảng ngày 17/3/2020 - 19/3/2020.

Tại hầu hết các thị trường thế giới, ngành tài chính là ngành có tỷ trọng chính trong nền kinh tế. Dù các nước đã phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản hay các nước phụ thuộc vào dầu mỏ như Tây Á, Nga… thì ngành tài chính luôn là ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chỉ số của các quốc gia này. Việt Nam cũng không nằm ngoài tỷ lệ đó, khi tỷ lệ nhóm ngân hàng chiếm bình quân khoảng 27 - 30% trong chỉ số VN-Index và tỷ lệ này sẽ còn duy trì trong thời gian dài tới đây.

Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính cũng thu hút nguồn vốn lớn kể cả nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, vì các sản phẩm trong ngành vẫn tương đối cổ điển và có nhiều cách để cải thiện khi áp dụng công nghệ. Các công ty công nghệ tài chính trong tương lai cũng sẽ đóng góp lớn vào sự chuyển biến mạnh của ngành tài chính Việt Nam cũng như thế giới. Vì vậy, nhóm ngành tài chính sẽ vẫn luôn có vị trí chủ đạo lớn trong nền kinh tế các nước cũng như trong các TTCK tại từng nước khác nhau, mà hầu như chưa có ngành nghề gì có thể thay thế được.

Mặt khác, hiện nay Việt Nam có tỷ lệ tiếp cận ngân hàng tại thành thị ở mức cao, nhưng tại nông thôn vẫn còn rất hạn chế. Người dân chủ yếu sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm trong khi các dịch vụ khác chưa được sử dụng nhiều. Tiềm năng phát triển dịch vụ của Việt Nam còn rất lớn. Dân cư tiếp cận vay tiêu dùng còn ở mức thấp. Đây là mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác sâu hơn đối với khách hàng gửi tiền hiện tại, chuyển họ sang sử dụng nhiều dịch vụ hơn, để đem lại sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu, lợi nhuận trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, đây là ngành nghề đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư tham gia đặc biệt ở các thị trường mới nổi như Việt Nam.

* PV: Có ý kiến cho rằng, dòng vốn vào ETF là minh chứng điển hình cho sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam, tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy với các quỹ ETF mới sắp được vận hành, ông có suy nghĩ gì? Liệu có góp phần gỡ được nút thắt về room ngoại hay không?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh:Quỹ ETF ngày càng thể hiện được sự dẫn dắt trên phạm vi toàn cầu. Tại hầu hết các thị trường đã và đang phát triển, các quỹ ETF là những quỹ quản lý tài sản lớn nhất và thu hút nhà đầu tư, bởi chi phí rẻ và hiệu quả đầu tư tương đối tốt so với các loại hình đầu tư khác.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, các quỹ ETF không thật sự tỏ ra hiệu quả hơn so với các quỹ đầu tư chủ động. Nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tự đầu tư nên quỹ ETF chưa thật sự thu hút được dòng tiền nội địa. Thay vào đó, các quỹ ETF tại Việt Nam hiện nay lại thu hút được dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài - những người ưa thích đất nước đang phát triển mạnh như Việt Nam, để thu lợi nhờ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào Việt Nam mà chủ động mua bán cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tự đầu tư, nên họ rất ưa thích đầu tư vào các ETF tại Việt Nam; tương tự như cách họ ưa thích đầu tư vào các quỹ ETF tại các thị trường bản địa.

Tuy nhiên, sự sụt giảm của các thị trường cổ phiếu cả ở nước ngoài và Việt Nam cũng sẽ ngăn chặn đáng kể dòng tiền vào ETF trong thời gian tới. Nhưng nhìn chung các kênh đầu tư vào các quỹ ETF vẫn sẽ là kênh huy động tiền nước ngoài chính cho thị trường Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Chưa có kênh huy động nào rẻ và dễ dàng, tiện lợi hơn có thể thay thế ETF ở giai đoạn hiện tại được.

* PV: Trên đây là những kỳ vọng thuận chiều, nhưng trong bối cảnh TTCK đang chịu tác động lớn từ dịch Covid-19. Ông có lo ngại về khả năng hấp thụ vốn của SSIAM VNFIN LEAD ETF hay không? Với SSIAM, công ty có những giải pháp gì để tăng tính hấp dẫn cho quỹ ETF mới của mình?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh:Như tôi đã nói ở trên, trong giai đoạn từ cuối tháng 1/2020 tới nay, các TTCK cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài đều chịu sự sụt giảm rất mạnh. Đặc biệt, thị trường Mỹ sau khi lập đỉnh đã suy giảm khoảng 20% và vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm ổn định trở lại. Thị trường Mỹ vẫn đang giao dịch rất bất ổn, với phiên tăng/giảm lớn liên tục. Các thị trường khác cũng đều suy giảm mạnh như Liên minh châu Âu, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chỉ có thị trường Trung Quốc sau cú sụt giảm 10% đã hồi phục khá tốt, cùng với sự kiểm soát dịch bệnh thành công tại đây.

Trong ngắn hạn, quá trình huy động vốn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng gián đoạn bởi dịch Covid-19.Do lo sợ trong thời gian hiện tại, họ sẽ tìm kiếm các nơi trú ẩn an toàn thay vì cổ phiếu giai đoạn này. Chúng tôi kỳ vọng, từ quý III/2020 trở đi các hoạt động kinh tế mới có thể ổn định được trên phạm vi lớn. Khi đó, mọi việc mới quay trở lại bình thường và dòng vốn mới có thể quay lại ổn định được.

* PV: Xin cảm ơn ông!

“Chúng tôi kỳ vọng, từ quý III/2020 trở đi các hoạt động kinh tế mới có thể ổn định được trên phạm vi lớn. Khi đó, mọi việc mới quay trở lại bình thường và dòng vốn mới có thể quay lại ổn định được”. - Ông Nguyễn Minh Hạnh

Duy Thái (thực hiện)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
  • Kim Thảo diện trang phục của Nhật Dũng, kêu gọi bảo vệ môi trường biển
  • Vốn FDI vào Đồng Nai đã vượt hơn 50% kế hoạch năm
  • Trời mưa lạnh, nấu ngay món bò kho khoai tây rất đưa cơm
  • Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
  • Nét độc đáo trong top mỹ vị của ẩm thực thế giới
  • Giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu
  • Nhật ký của con trai 10 tuổi tiết lộ chuyện bố ngoại tình
推荐内容
  • Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
  • Người trúng xổ số lo sợ tương lai, dè chừng người quen
  • Thúc đẩy xuất khẩu bưởi, nhập khẩu nho với Nhật Bản
  • “60 giờ mua sắm lớn nhất trong năm” sẽ bắt đầu từ ngày 3/12
  • Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 
  • Cách làm chè xoài mát lạnh, xóa tan nóng nực