【kết quả c3 châu âu】Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài
Phiên họp chiều 14/10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 38,âncấpvềthẩmquyềnquyếtđịnhchuyểngiaodữliệuranướcngoàkết quả c3 châu âu chiều 14/10 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự ánLuật Dữ liệu.
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, việc xây dựng Luật Dữ liệu là hết sức quan trọng, cần thiết, cấp thiết để bảo đảm bao quát đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ đã xác định trong công tác chuyển đổi số.
Việc xây dựng luật còn nhằm tăng cường sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế- xã hội, vừa thắt chặt quản lý dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng cho biết, Luật này quy định về xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Trung tâm dữ liệu quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý nhà nước về dữ liệu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu.
Dự thảo Luật gồm 7 chương, 67 điều. Một trong những nội dung đáng chú ý là phân cấp về thẩm quyền quyết định việc chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Cụ thể, Điều 25 quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cung cấp, chuyển giao dữ liệu cốt lõi quốc gia.
Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện xác định, đánh giá tác động và quyết định cung cấp, chuyển giao các dữ liệu quan trọng thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện đánh giá tác động việc chuyển giao dữ liệu quan trọng không thuộc thẩm quyển Bộ Quốc phòng. Chủ quản dữ liệu quyết định việc chuyển giao dữ liệu quan trọng sau khi đã đạt đánh giá tác động.
Thẩm tra, Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nhận thấy dự thảo Luật đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết.
Về chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, báo cáo thẩm tra phản ánh, có ý kiến cho rằng, đây là nội dung mới so với các chính sách đề nghị xây dựng luật nhưng Tờ trình chưa làm rõ sự cần thiết của quy định này. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, luồng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng gia tăng đòi hỏi phải có khung pháp lý rõ ràng để quản lý.
Việc quy định chuyển dữ liệu ra nước ngoài cần được cân nhắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân liên quan đến dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam; cần xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu khi đã chuyển giao; trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố dữ liệu, quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong việc quyết định việc chuyển giao dữ liệu, tuân thủ quy định về đánh giá dữ liệu để tránh chồng chéo trong quản lý.
Dự thảo cũng quy định xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, lưu trữ dữ liệu được đồng bộ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và từ các nguồn khác để xây dựng kho dữ liệu dùng chung cho các cơ quan, tổ chức khai thác, sử dụng, tổng hợp, phân tích, đánh giá phục vụ hoạch định đường lối, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban thẩm tra cơ bản nhất trí với quy định về Trung tâm dữ liệu quốc gia; khi Trung tâm này được triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hội nhập với nền kinh tế số của thế giới.
Có ý kiến nhất trí về việc hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu để xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia là một đơn vị thuộc Chính phủ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho hay.
Thảo luận, ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án luật khó, với những vấn đề mới chưa nên quy định chi tiết ngay tại luật.
Ủy ban Thường vụ quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gút lại và đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám, khai mạc vào sáng 21/10 tới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Hải quan Bát Xát tặng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
- ·Năm 2019, vì sao công nghiệp Quảng Nam chững lại?
- ·Cách xử lý hoá đơn điện tử bị sai sót theo quy định mới
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Cách tính số tiền đủ để nghỉ hưu
- ·Bắc Giang: Gia hạn nộp thuế cho 941 doanh nghiệp
- ·Công nhận địa điểm tập kết hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hoa Lư
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Cảnh báo giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Hải quan Cầu Treo ưu tiên phòng chống dịch Covid
- ·Thuỷ điện Hoà Bình: Thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất điện
- ·Chi 11 triệu USD để đào bãi rác tìm 8.000 Bitcoin
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Mất sổ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để nhận được bảo hiểm thất nghiệp?
- ·Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách 8 tháng đạt 70% chỉ tiêu phấn đấu
- ·Gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên với Dệt may Hòa Thọ
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Việt Nam treasures partnership with Russia: top leader