【lorient – lens】Ngành Thuế sẽ loại bỏ những thủ tục rườm rà gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp
Tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ có một số mục tiêu mà ngành Thuế phải đạt được như: Đạt trung bình các nhóm nước ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế bao gồm cả 3 nhóm chỉ tiêu: Hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra kiểm tra,ànhThuếsẽloạibỏnhữngthủtụcrườmràgâycảntrởchongườidânvàdoanhnghiệlorient – lens thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế. Đồng thời, phải giảm thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế xuống còn 119 giờ/năm… Tổng cục Thuế sẽ có những giải pháp cụ như thế nào để đạt được mục tiêu này, thưa ông?
Để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Tổng cục Thuế đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động, dự kiến sẽ sớm ban hành với các nhóm nhiệm vụ và giải pháp như: Nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; Nhóm giải pháp để đạt mục tiêu trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế; Nhóm giải pháp về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Nhóm giải pháp về giảm giờ; Phát triển hệ thống đại lý thuế; Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong nộp thuế.
Để thực hiện những công việc này, ngành Thuế sẽ tập trung rà soát chính sách, gỡ bỏ những thủ tục rườm rà gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh tin học hóa ngành Thuế, góp phần thực hiện Chính phủ điện tử.
Ngoài ra, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát để sửa đổi bổ sung các nội dung liên quan như hỗ trợ, đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế, mẫu tờ khai... quy định tại các văn bản như thông tư, quyết định của Bộ Tài chính nhằm phục vụ cho tái quy trình nghiệp vụ.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế để phục vụ quản lý thuế, đáp ứng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế, thực hiện kết nối thông tin với các bộ, ngành để thực hiện cơ quan Thuế điện tử cũng sẽ là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của Tổng cục Thuế.
Một trong những vấn đề mà người dân và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là quy trình hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và ứng dụng hoàn thuế GTGT điện tử đang được Tổng cục Thuế tiến hành thí điểm. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP đã đề ra mục tiêu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tối thiểu đạt 95% trong hoàn thuế. Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết trong năm 2017, Tổng cục Thuế sẽ có những giải pháp, hành động cụ thể nào để tạo điều kiện cho người nộp thuế trong lĩnh vực này?
Hiện nay, Tổng cục Thuế đã xây dựng và nâng cấp các hệ thống ứng dụng có liên quan của ngành Thuế nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ hoàn thuế điện tử cho các doanh nghiệp tại 13 tỉnh, thành phố. Tại Tổng cục Thuế đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc xây dựng, triển khai dự án Hoàn thuế điện tử. Tại các Cục Thuế thí điểm đã thành lập các Ban chỉ đạo và Tổ triển khai, nhóm hỗ trợ dịch vụ Hoàn thuế điện tử, đồng thời thực hiện tuyên truyền, tập huấn theo nhiều phương thức cho các doanh nghiệp biết và tham gia đăng ký phối hợp triển khai thí điểm dịch vụ, giúp người nộp thuế hiểu rõ mục đích, lợi ích, quy trình, thủ tục thực hiện hoàn thuế điện tử. Trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai thí điểm tại 13 tỉnh thành, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ Hoàn thuế điện tử. Dự kiến, trong tháng 4/2017, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo đánh giá kết quả triển khai thí điểm và trình Bộ Tài chính cho phép thực hiện triển khai mở rộng trên toàn quốc.
Song song với việc nâng cấp hệ thống ứng dụng CNTT đáp ứng dịch vụ Hoàn thuế điện tử, trong năm 2017 ngành Thuế sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại cấp Tổng cục Thuế cũng như các Cục Thuế địa phương, nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp biết những lợi ích khi sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử, từ đó nhận được sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp tham gia dịch vụ Hoàn thuế điện tử.
Thực tế cho thấy, việc tăng cường ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thuế còn nhiều khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành khác. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và mục tiêu thực hiện ứng dụng CNTT tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với doanh nghiệp có khả năng thực hiện được không, nhất là trong hoàn thuế, thưa ông?
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, trong những năm qua, ngành Thuế đã tích cực triển khai các dịch vụ điện tử trong công tác quản lý thuế như khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, thí điểm hoàn thuế điện tử, thí điểm sử dụng hoá đơn điện tử... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dịch vụ điện tử, những dịch vụ cần sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành khác còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển không đồng bộ về ứng dụng CNTT giữa ngành Thuế và các bộ, ban ngành. Mặt khác, hiện nay chưa có đủ căn cứ pháp lý trong công tác trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, đòi hỏi phải có quá trình phân tích và xây dựng quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác với ngành Thuế để có thể áp dụng các dịch vụ này.
Riêng đối với dịch vụ Hoàn thuế điện tử, nhìn thấy trước các vấn đề khó khăn trong công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế điện tử cho doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị như Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, do vậy Tổng cục Thuế đã chủ động đề xuất các kế hoạch với các đơn vị để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai dịch vụ hoàn thuế điện tử được nhanh chóng và thuận lợi.
Hơn hết, ngoài sự nỗ lực của ngành Thuế và các cơ quan Nhà nước khác trong việc xây dựng môi trường CNTT, phối hợp trong công tác trao đổi thông tin dữ liệu giữa các bên còn đòi hỏi phải có sự ủng hộ lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Sự ủng hộ lớn nhất của các doanh nghiệp mà cơ quan Thuế mong muốn nhận được đó là ý thức chủ động và sẵn sàng của doanh nghiệp trong quá trình nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý, năm luôn đảm bảo được kê khai kịp thời, đầy đủ, chính xác, minh bạch và ổn định. Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ có đủ điều kiện và cơ sở dữ liệu để có thể giải quyết hồ sơ liên quan và trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế một cách nhanh chóng, kịp thời cho các doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Mục tiêu cao nhất của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP là thực sự cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển. Phó Tổng cục trưởng có thể cho biết bên cạnh những nỗ lực cải cách thiết thực mà ngành Thuế đã đạt được trong thời gian qua về CNTT, thủ tục hành chính, tới đây, ngành Thuế sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn vào những nhóm chính sách nào? Chắc chắn Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục sửa đổi thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đáp ứng thông lệ quốc tế. Đó là việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Quản lý thuế đảm bảo thống nhất, đồng bộ với mục tiêu: Đổi mới cơ chế quản lý thuế theo hướng hiện đại; Ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý thuế; Quản lý thuế dựa trên quản lý rủi ro. Việc sửa đổi chế độ về in, phát hành, sử dụng hóa đơn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, chống gian lận thuế cũng sẽ được Tổng cục Thuế chú trọng và thực hiện sát sao. Từ đó, cơ quan Thuế sẽ đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước và giảm nợ thuế. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Lâm Đồng: Nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ
- ·Chuyên gia dự báo giá thép có thể tiếp tục tăng trong năm 2022
- ·Hiệu chuẩn thiết bị phân tích điện năng
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Nỗ lực thúc đẩy EU gỡ bỏ biện pháp kiểm soát Etylen oxit đối với sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam
- ·Thu giữ lượng lớn bao thuốc lá ngoại nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ
- ·Các khóa đào tạo, hội thảo trực tuyến của APO tháng 7
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Sắp diễn ra Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Nhận diện một số tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
- ·Hài hòa hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế lĩnh vực an ninh lương thực, phát triển thị trường xuất kh
- ·Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào cơ quan hành chính
- ·Thúc đẩy áp dụng, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia
- ·Thúc đẩy hệ thống tiêu chuẩn hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch, tạo tiền đề phát triển bền vững
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Đội ngũ lãnh đạo