【kèo liverpool tối nay】Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp: Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị gì?
Thủ tướng: Sửa luật thuế phải đảm bảo giảm phiền hà cho người dân,ếtiêuthụđặcbiệtđốivớicácngànhcôngnghiệpCácchuyêngiadoanhnghiệpkiếnnghịgìkèo liverpool tối nay doanh nghiệp Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn |
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 18/11, tại Hà Nội.
Thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước
Do có thuế suất cao, nên mặc dù số lượng hàng hóa chịu thuế không nhiều, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng khá lớn trong số thu về thuế của ngân sách nhà nước (khoảng 10-11% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế hàng năm).
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2022 phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” đặt ra mục tiêu rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Quyết định số 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/01/2022 phê duyệt “Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030” cũng đặt ra mục tiêu rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, bao gồm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường…”.
Trong số các ngành bị điều chỉnh nhiều nhất theo Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có ngành đồ uống có cồn. Riêng với ngành bia, năm 2022, tổng lượng tiêu thụ là 3,8 tỷ lít; năm 2023 là 4,1 tỷ lít; năm 2024, dự báo sản lượng tiêu thụ giảm do tác động của suy giảm kinh tế chung.
Theo Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đang đề xuất giữ nguyên mô hình thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình đến năm 2030 cho sản phẩm bia như sau: Phương án 1: Năm 2026 là 70%, năm 2027 là 75%, năm 2028 là 85%; năm 2029 là 85% và năm 2030 là 90%; Phương án 2: Năm 2026 là 80%; năm 2027 là 85%; năm 2028 là 90%; năm 2029 là 95% và 2030 là 100%.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham) |
Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam, giả thiết các chi phí khác và lợi nhuận không đổi, giá bán lẻ bia vào năm 2030 sẽ tăng trung bình khoảng 20-30% so với giá bán lẻ năm 2025 cho cả 3 phân khúc giá cao, giá trung bình và giá bình dân.
Phân tích về độ co giãn của cầu theo giá (PE) và hành vi của người tiêu dùng, bà Vân cho hay, PE tại Việt Nam đối với bia rất thấp, gần như không ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Yếu tố quyết định hành vi tiêu thụ dùng bia là hương vị và sở thích cá nhân. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bia có mức giá cao hơn.
Theo dữ liệu thị trường giai đoạn 2018-2022, khi thuế suất ổn định, giá sản phẩm các phân khúc đều tăng, sản lượng tiêu thụ trung bình cũng tăng (khi loại trừ ảnh hưởng đột ngột, bất thường của Covid 19 và Nghị định 100). Đồng thời, tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm ở phân khúc cao cấp có xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng tiêu thụ ở phân khúc bình dân và phổ thông có xu hướng giảm.
“Giả định độ co giãn của cầu khi giá tăng (PE) = 0,5%. Mặc dù vậy, người tiêu dùng có thể phản ứng tiêu cực hơn khi giá bán lẻ tăng mạnh và đột ngột do ảnh hưởng của chính sách thuế”, bà Vân nói.
Phân tích các kịch bản có thể xảy ra khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng mạnh, theo bà Vân, sản lượng tiêu thụ giảm tự nhiên 1%/năm, mức tăng giá tự nhiên 1%/năm, PE 0,5%, nhà sản xuất tăng giá để bù đắp 50% chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thêm. Đến năm 2030, tổng lượng tiêu thụ và doanh thu toàn ngành giảm mạnh. Như vậy, thu ngân sách nhà nước tăng, nhưng không bền vững.
Do đó, bà Đinh Thị Quỳnh Vân kiến nghị, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần xem xét, đánh giá cẩn trọng các tác động từ mọi khía cạnh. Cần giãn tiến độ tăng thuế, tránh tăng sốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và ngành. Đồng thời, cần cân nhắc thay đổi mô hình thuế để phù hợp với kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế.
Cần tính toán lộ trình và phương án cho phù hợp
TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – nêu ý kiến, thời gian qua, doanh nghiệp ngành bia liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc khiến sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Vì vậy, giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thay vì ban hành các quy định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hội thảo Thông tin chuyên sâu về kinh tế quý 3 của Việt Nam và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp (Ảnh: Eurocham) |
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối mặt hàng bia sẽ tác động đến 21 nhóm ngành khác trong nền kinh tế. Để đạt được sự hài hòa hơn về các mục tiêu, tác động tiêu cực tới nền kinh tế ở mức giảm nhẹ hơn, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách, hạn chế được những rủi ro ảnh hưởng tới cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, và do đó là các vấn đề an sinh xã hội, TS. Nguyễn Minh Thảo đề xuất thời điểm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này muộn hơn (từ 2027) và với lộ trình 2 năm sẽ giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để dữ liệu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
TS. Nguyễn Minh Thảo cũng kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước tham vấn rộng rãi đối với các đối tượng chịu tác động bởi chính sách; giải trình rõ ràng, minh bạch, công khai đối với các ý kiến góp ý. Áp dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau nhằm điều tiết tiêu dùng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm, đồ uống,…
TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: Eurocham) |
“Người dân và doanh nghiệp trông chờ một chính sách thuế phù hợp hướng tới tạo động lực và tinh thần kinh doanh, đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời thực hiện được mục tiêu điều tiết tiêu dùng”,TS. Nguyễn Minh Thảo.
Cũng theo và Thảo, một trong những công cụ để tăng thu ngân sách nhà nước đó là tăng thuế, tuy nhiên, việc này sẽ tác động đến doanh nghiệp, đến liên ngành. Rõ ràng, đây là mục tiêu thách thức, tăng mức nào là phù hợp, đảm sự tồn tại và nuôi dưỡng được nguồn thu trong dài hạn; lộ trình tăng ra sao để củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc Đối ngoại HEINEKEN Việt Nam chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Eurocham) |
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phúc - Giám đốc Đối ngoại Heineken Việt Nam - cho rằng, tăng thuế tác động đến chuỗi giá trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); kiềm hãm động lực phát triển của doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến an sinh xã hội; làm gia tăng rủi ro của thương mại bất hợp pháp.
Để tạo môi trường ổn định cho ngành bia phục hồi, ông Nguyễn Thanh Phúc, kiến nghị giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong một năm kể từ năm 2026 khi luật sửa đổi bắt đầu hiệu lực, tức lần tăng thuế đầu tiên sẽ vào năm 2027. Sau đó, để người tiêu dùng dần thích nghi với mức giá mới do việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi kiến nghị sau mỗi 2 năm thì tăng thuế một lần và mỗi lần tăng 5%, đến năm 2031 tăng tối đa đến 80% và duy trì ổn định.
“Thay vì tập trung tăng thuế, hãy đẩy mạnh triển khai bộ giải pháp tổng thể bằng cách thay đổi hành vi của người tiêu dùng theo hướng tích cực thông qua các chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc sử dụng thức uống có cồn an toàn và có trách nhiệm”, ông Phúc nói.
TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) (Ảnh: Eurocham) |
TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) – nhận xét, nếu chỉ xét về thu chi Ngân sách Nhà nước, năm nay tương đối thành công trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, dự kiến vượt dự toán 10% của năm 2024.
Dự toán ngân sách nhà nước 2025 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua. Theo đó, số thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Tuy nhiên, tăng như thế nào, không để vì áp lực tăng thu ngân sách mà chúng ta "tự bắn vào chân mình".
“Chúng ta không chỉ nhìn đơn thuần tác động của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệtđối với một ngành hàng hay nhìn với khía cạnh co giãn về cầu theo giá mà cần nhìn tổng hòa trong bức tranh của 22 ngành kinh tế”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt chia sẻ và cho rằng, việc nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, trong đó, nhấn mạnh thuế trực thu, làm thế nào để đảm bảo thu nhập không những an sinh xã hội cho người lao động mà còn đóng góp vào quá trình thu ngân sách bền vững của quốc gia.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Thủ tướng: Kiên quyết cách ly người từ vùng dịch vào Việt Nam
- ·Doanh nghiệp vừa nạn nhân, vừa là tác nhân của tham nhũng
- ·Thể thao thành tích cao phấn đấu đạt 37 huy chương các loại
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Ban hành danh sách thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
- ·Chính thức áp dụng tờ khai y tế với hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc
- ·Động lực giúp thể thao phát triển
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·"Đột nhập" bếp ăn quân đội phục vụ hàng trăm người ở khu cách ly Hà Nội
- ·HLV Kim Sang
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
- ·Phạt hơn 100 triệu đồng cá nhân kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu tại Bắc Ninh
- ·Năm 2014: Sẽ tập trung giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·6 vận động viên Hậu Giang đấu trực tuyến Giải cờ vua trẻ Đông Á
- ·Hơn 200 triệu đồng tặng quà Tết cho trẻ em nghèo
- ·Thị trường bánh kẹo Tết: Nỗi lo hàng kém chất lượng
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Quảng Ninh siết chặt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm