【villarreal vs sevilla】Mở hướng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
Phát triển hình thức du lịch cộng đồng là giải pháp hiệu quả để người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Dân di cư tự do dọc theo bìa rừng, khu vực phục hồi sinh thái, đa phần đều có cuộc sống khó khăn, trong khi việc triển khai xây dựng tái định cư gần như rơi vào bế tắc vì thiếu vốn… Điều đó tạo nên áp lực vô cùng lớn cho rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Theo quy định, người dân không được sinh sống trong khu phục hồi sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (VQG). Thế nhưng, hiện nay có khoảng 213 hộ dân đang định cư nơi đây với diện tích 960,7 ha. Hiện tại, 213 hộ dân này chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực rạch Bàu Lớn, rạch Bàu Nhỏ, rạch Mũi thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đa phần thuộc diện nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ rừng, bãi bồi ven biển.
Áp lực
Khu vực lẽ ra không được bố trí dân cư lại có đến 213 hộ dân sinh sống. Trong khi vào giai đoạn từ năm 2005-2008, dân di cư tự do tại khu vực VQG cũng như các khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển được Dự án Bảo vệ và Phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam (CWPD) tiến hành bố trí sắp xếp đưa vào các khu định canh, định cư. Giải thích vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biết, do quá trình điều tra khi triển khai dự án bị sót lại nên dân sống trong khu này không được bố trí tái định cư và hiện vẫn phải tiếp tục ở trong khu vực rừng.
Từ khi được bố trí vào khu dân cư Xen Ghép, ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, đời sống người dân tại cửa biển Gành Hào có phần được cải thiện. |
Ngoài ra, sự thay đổi trong quy hoạch và phát triển rừng phòng hộ đã "biến" họ từ những hộ ở hợp pháp thành bất hợp pháp. Nếu như trước năm 2001, tỉnh chỉ có hai loại rừng: kinh tế và phòng hộ thì hiện nay quy hoạch lại ba loại rừng. Từ quy hoạch này đưa rừng phòng hộ trở thành rừng phòng hộ rất xung yếu và một phần rừng kinh tế giáp rừng phòng hộ trước đó trở thành rừng phòng hộ xung yếu.
Trường hợp 213 hộ dân hiện cư trú trong khu vực phục hồi sinh thái của VQG cũng rơi vào trường hợp này. Họ từ những hộ nhận khoán đất rừng trong giai đoạn 1997, tức sinh sống hợp pháp trở thành bất hợp pháp. Theo Phó Giám đốc VQG Mũi Cà Mau Phạm Phúc Quới, các hộ dân này sinh sống trước khi có quyết định thành lập năm 2003. Sau khi có quyết định thành lập, đơn vị có xin chủ trương di dời, tuy nhiên các hộ này đã sống ổn định nên chấp nhận cho ở lại cùng tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Lâm phần VQG nằm trên bốn xã: Đất Mũi, Viên An, huyện Ngọc Hiển; xã Lâm Hải, Đất Mới, huyện Năm Căn với diện tích 41.862 ha. Năm 2013, VQG chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar thứ 2088 của thế giới và là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam. Do đó, tình trạng dân cư còn cư trú ngay trên khu vực phục hồi sinh thái và ven vườn đang tạo nên áp lực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, cũng như hệ sinh thái dưới tán rừng. Theo ông Quới, ngoài các hộ dân hiện đang sinh sống trong khu phục hồi sinh thái của rừng, hiện nay xung quanh vườn còn gần 15.000 dân sinh sống, đa số đời sống rất khó khăn, nên hầu như sản vật dưới tán rừng đều bị tận thu, từ đó tạo nên áp lực rất lớn.
Hướng mở
Để giảm áp lực cho nguồn tài nguyên rừng, biển, việc sắp xếp tái định cư là vấn đề bức thiết hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Sử, việc xây dựng và đưa vào sử dụng các khu tái định cư, định canh cho cư dân ven biển thời gian qua còn nhiều khó khăn, bất cập. Toàn tỉnh quy hoạch 15 khu tái định cư ven biển và đã phê duyệt đầu tư 13 khu. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có ba khu hoàn chỉnh việc bố trí dân cư, 10 khu thiếu vốn đầu tư, trong đó, năm khu đang trong tình trạng đầu tư dở dang.
Để hoàn chỉnh các khu còn lại, nhu cầu vốn lên đến 98,3 tỷ đồng. Thế nhưng, ông Sử cho biết thêm, hai năm qua, các dự án này không được bố trí vốn để tiếp tục thực hiện. Đối với các khu tái định cư đã bố trí dân vào ở lại không đủ quỹ đất để bố trí sản xuất nên đời sống Nhân dân ở các khu vực gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, sở tham mưu UBND tỉnh tạm thời thực hiện các dự án để ổn định cuộc sống của các hộ dân này, còn lâu dài hiện đang tìm nguồn để đầu tư dự án định canh, định cư. Tuy nhiên, hiện nay rất khó do đa phần vốn cho các dự án này từ nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và vốn vay ODA.
Tái định cư, định canh đang gặp bế tắc thì việc tạo sinh kế để người dân phát triển kinh tế, hạn chế tình trạng xâm hại nguồn tài nguyên rừng được xem là hướng đi thiết thực nhất. Thành công của mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng ở VQG (Dự án PES) do Tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) tài trợ là một minh chứng sinh động và thiết thực nhất.
Mô hình được triển khai thực hiện trên 20 hộ dân thuộc hai ấp: Lạch Vàm và Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Trong đó, có bốn hộ thực hiện dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng và 16 hộ còn lại tham gia nuôi trồng các loài thuỷ sản dưới tán rừng và cùng tham gia bảo vệ, phát triển rừng và hệ sinh thái dưới tán rừng. Ông Quới đánh giá: "Kể từ khi các hộ dân tham gia mô hình, thu nhập bình quân tăng lên 25% so với trước kia, nhờ vậy ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng nâng lên đáng kể".
Thành công lớn nhất của Dự án PES chính là mô hình du lịch cộng đồng. Theo chị Nguyễn Như Ý, chuyên viên Phòng Du lịch sinh thái - Giáo dục môi trường, VQG, hầu hết du khách, nhất là các đoàn khách quốc tế, đều rất thích thú khi đến đây. Nhờ vậy, kể từ khi mô hình được hình thành đi vào hoạt động đến nay, chưa đầy ba năm, đã đón trên 21.000 lượt khách, lợi nhuận mang về trên 500 tỷ đồng.
Thành công ban đầu của mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, cùng với đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi sắp thông tuyến, VQG đang hoạch định một chiến lược phát triển sinh kế bền vững cho người dân nơi đây, để hạn chế tình trạng xâm hại hệ sinh thái rừng. Hiện nay, đơn vị này có ba dự án đang chuẩn bị triển khai thực hiện gồm: Dự án bảo vệ phát triển VQG; dự án hỗ trợ là phát triển vùng biển và dự án phát triển du lịch.
Theo ông Quới, đối với 213 hộ trong khu vực phục hồi sinh thái đang có đất, sẽ phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ ăn uống cho du khách. Đối với các hộ không đất, sẽ kết hợp với các tổ chức đưa họ vào để cung cấp các sản phẩm du lịch hay tham gia đưa đón khách, cũng như các dịch vụ ăn uống khác. Ngoài ra, kết hợp với một số ngành tỉnh phát triển mô hình nuôi sò huyết biển Tây, nghêu biển Đông… để người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ, phát triển rừng và hệ sinh thái dưới tán rừng./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Giá vàng tiếp tục giảm
- ·3 thông tin lừa đảo trực tuyến nổi bật trên không gian mạng Việt Nam
- ·Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Phát hiện máy bay tàng hình nhờ mạng lưới vệ tinh Starlink
- ·Bộ TT&TT ủng hộ Bình Dương thành lập Khu CNTT tập trung
- ·Nhà mạng hạ tải trọng cột anten, sẵn sàng kết nối vệ tinh ứng phó siêu bão Yagi
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Giá điện nên tính ra sao?
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Ứng dụng smartphone, drone kiểm tra ‘sức khỏe’ các cây cầu
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu khai trương Khoa AI
- ·iPhone 16 và Huawei Mate XT: Kẻ khóc, người cười
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- ·EVN đang nợ PVN 7.000 tỷ đồng tiền điện
- ·Hacker khét tiếng vẫn hoạt động quy mô lớn và đang ‘săn mồi’
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Mười năm chuyển đổi số định hình vị thế Singapore trên bản đồ công nghệ thế giới