【soi kèo juve】Những doanh nhân tầm cỡ
1.Công ty CPXNK TM Sơn Thành (Đồng Xoài,ữngdoanhnhântầmcỡsoi kèo juve tỉnh Bình Phước), do anh Phùng Hữu Sơn làm Tổng Giám đốc. Anh người gốc Thủy Dương (Hương Thủy) là người họ hàng với nhà văn Phùng Quán. Sơn Thành là doanh nghiệp chế biến hạt điều có quy mô lớn ở Bình Phước. Với diện tích nhà xưởng, sân vườn lên đến 25.000 m2, 300 công nhân thường xuyên làm việc quanh năm. Mỗi năm chế biến khoảng 2.000 tấn nguyên liệu hạt điều.
Chúng tôi thật sự choáng ngợp trong một nhà máy chế biến hạt điều rộng mênh mông với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại. Chỉ có công đoạn bóc tách phải làm bằng thủ công, các công đoạn còn lại đều do máy móc xử lý. Nằm tại trung tâm thị xã Đồng Xoài, chưa nói gì đến thiết bị máy móc, chỉ nói đến 25.000 m2diện tích đất đã là một tài sản khổng lồ. Ngoài chế biến hạt điều, Công ty Sơn Thành còn một nhà máy xử lý rác và chế biến phân bón. Phương châm của Sơn Thành về lĩnh vực chế biến hạt điều như sau: “Được xây dựng và phát triển tại thủ phủ ngành điều thế giới, nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hạt điều Việt Nam. Công ty Sơn Thành mong muốn đem giá trị và chất lượng thực sự của hạt điều Bình Phước, Việt Nam đến với khách hàng trong nước và quốc tế.”
2. Một chân dung Giám đốc khác ở Đồng Xoài cũng gây ấn tượng mạnh đối với chúng tôi, chẳng những quy mô khá lớn của doanh nghiệp, kinh doanh rất nhiều ngành nghề, mà đó là một con người cực kỳ cởi mở. Lần đầu tiên gặp chúng tôi nhưng không hề có một sự xét nét giữ kẽ nào, cứ giống như những người bạn lâu ngày mới gặp.
Anh là Trần Hữu Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Đồng Phú. Anh người gốc xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền). Hoạt động chủ yếu của Công ty Đồng Phú là sản xuất đồ gỗ gia dụng và xây dựng, trồng rừng.
Cơ sở chế biến đồ gỗ của Đồng Phú có quy mô lớn được đầu tư khép kín. Riêng hệ thống lò sấy xử lý gỗ có 24 lò, mỗi lò công suất hấp sấy 40 khối gỗ một lần. Anh Loan cho biết, chỉ riêng năm 2012, công ty anh đã có đơn đặt hàng sản xuất đến 4.000 bộ bàn ghế cho các trường học trong tỉnh Bình Phước. Mỗi bộ bàn ghế được tính gồm 24 bàn và ghế đơn lẻ. Nghĩa là một số lượng rất lớn được sản xuất ra.
Chuyện trò với anh, chúng tôi được biết, Công ty Đồng Phú còn có một diện tích rừng cao su 400 ha, góp vốn với 3 công ty khác làm một con đường BOT từ thị xã Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với số vốn khoảng 200 tỷ đồng, 1 khách sạn 36 phòng và đang mở rộng lên khoảng 60 phòng. Ngoài ra công ty còn một nhà xưởng cho thuê 120 triệu đồng một tháng.
3.Anh Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Đây là một công ty to lớn về tầm vóc và quy mô. Hoạt động mạnh ở trong nước và vươn ra tầm khu vực. Cứ hình dung một công ty có cán bộ và công nhân viên lên đến 12.000 người, trong đó công ty trả lương trực tiếp 5.000; có 800 kỹ sư và kiến trúc sư hoạt động. Chừng ấy đã đủ biết sức vóc của công ty là như thế nào.
Lê Viết Hải, là người gốc An Cựu, TP Huế. Anh định cư ở TP HCM đã lâu nhưng vẫn giữ được một giọng nói nhẹ nhàng rặt Huế. Tôi có cảm nhận anh là một nhà giáo hơn là một nhà xây dựng và kinh doanh địa ốc. Trò chuyện mới biết, hóa ra anh là con của cụ Lê Mộng Đào, từng là hiệu trưởng Trường Bồ Đề nổi tiếng ở Huế. Bây giờ ở TPHCM đã thành lập được quỹ hỗ trợ giáo dục Lê Mộng Đào, mỗi năm hỗ trợ chừng trăm triệu cho sự nghiệp giáo dục. Có lẽ sự nhẹ nhàng nơi anh Lê Viết Hải là ảnh hưởng từ người bố.
Công ty Hòa Bình nổi tiếng trong nước về lĩnh vực xây dựng. Sau 25 năm hoạt động, những công trình mà Hòa Bình xây dựng tập hợp lại có thể đã là một thành phố hiện đại. Nhiều công trình cao tầng trong đất nước này do Công ty Hòa Bình chinh phục. Nhiều công trình đầu tư của nước ngoài đòi hỏi chất lượng hoàn hảo và nghiêm ngặt cũng do Hòa Bình đảm nhận. Những tháng cuối năm 2012, Công ty Hòa Bình triển khai đồng thời 40 dự án, có nhiều dự án Hòa Bình là tổng thầu. Trong đó 50% tập trung ở TP Hồ Chí Minh, số còn lại rải rác trong cả nước. Dự án du lịch Angsana Resort 320 phòng của tập đoàn Byan tree của Singapore, là một tổ hợp du lịch lớn nhất hiện nay đang xây dựng ở Cù Dù, Phú Lộc cũng do Hòa Bình làm tổng thầu…
4. Tôn Đông Á không xa lạ gì với miền Trung và Huế. Trong lĩnh vực sản xuất tôn có 2 gương mặt nổi trội trong cả nước đó là tôn Hoa Sen và tôn Đông Á. Một trong số đó do một người Huế làm chủ - anh Nguyễn Thanh Trung, CT HĐQT, Tổng Giám đốc. Anh Trung quê gốc ở làng Dương Nổ (Phú Vang).Tôn Đông Á là một thương hiệu nổi tiếng nên quy mô sản xuất cũng to ngất ngưởng.
Nhà máy cũ của công ty có quy mô chưa lớn lắm nhưng cũng có đến 6 dây chuyền sản xuất với công suất mỗi năm 150.000 tấn. Doanh số công ty đạt được mỗi năm vào khoảng 3.500 tỷ đồng. Hiện nay công ty đang đầu tư một nhà máy mới với qui mô công suất gấp 3 lần so với nhà máy cũ. Dự kiến đến năm 2016, công ty sẽ đạt doanh số khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm.
5.Trong ngành vận tải hành khách và kinh doanh xăng dầu, Thành Công là một thương hiệu lớn ở Bình Phước. Hiện Thành Công có 60 đầu xe khách chất lượng cao chạy nhiều tuyến. Thành Công có 2 bến xe riêng, một ở Đồng Xoài, một ở Phước Long. Có trạm dừng khá quy mô trên tuyến đường Đồng Xoài – TP Hồ Chí Minh. Công ty đã mở được 25 tuyến vận tải hành khách, bình quân mỗi ngày xuất bến 100 xe. Với cách làm, bố trí xe trung chuyển để thuận lợi cho hành khách, chất lượng xe tốt, giờ giấc chạy ổn định, Thành Công chiếm khoảng 80% thị phần vận tải hành khách trong tỉnh Bình Phước.
Chủ nhân của Công ty Thành Công là anh Trần Văn Thành, người làng Hiền Lương, (Phong Hiền, Phong Điền).
6.Hoa Huế không phải là chị tự đặt ra. Cứ gặp chị mọi người đều gọi Hoa Huế - Hoa là tên, Huế là quê hương. Lâu ngày thành quen nên lấy tên chung của quê hương làm tên của mình. Nhưng cái hay là cái tên chung này không bao giờ lẫn lộn. Ở Phước Long - Bình Phước, dường như nhắc đến tên Hoa Huế thì ai cũng biết.
Chị quê ở xã Điền Môn (Phong Điền). Sự khởi đầu cuộc sống của chị trên vùng đất mới Phước Long, cũng như phần lớn người Huế khác hết sức gian nan và cơ cực, cũng từ buôn thúng bán bưng. Để có một cơ ngơi như bây giờ, với chị, đó là một sự phấn đấu bền bỉ và biết cách chớp lấy thời cơ.
Bây giờ nghề chính của chị là kinh doanh hạt điều và xăng dầu. Kho chứa nguyên liệu của công ty chị có diện tích cả ngàn m2với sức chứa lên đến 10.000 tấn. Những năm điều cao giá chị cần đến 400 tỷ mới mua hạt điều chứa đầy kho.
Sự giàu có của nhiều người Huế xa quê là một điều đáng tự hào. Những điều đáng quý, họ bao giờ cũng là những mạnh thường quân cho công tác từ thiện, cho hoạt động của hội đồng hương Huế ở các nơi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Tai nạn giao thông, xe tải 'húc mông' xe khách
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự Lào Cai, Hưng Yên
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 2 tỉnh
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Trường học đầu tiên thực hiện chỉ đạo của Bí thư Đinh La Thăng
- ·Công đoàn Bộ Tài chính ủng hộ đồng bào Yên Bái bị lũ lụt
- ·Công an vào cuộc điều tra vụ việc bố bệnh nhi đánh bác sĩ
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Chất Sodium Nitrat trong xúc xích Vietfoods nguy hiểm hay không?
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Tin tức thời sự 24h ngày 13/5: Hoảng loạn chạy trốn tài xế
- ·Tăng lương không tăng được năng suất lao động
- ·MC Mai Ngọc và màn cầu hôn siêu lãng mạn chỉ có trong ngôn tình
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Siêu thị Lotte ‘cấm cửa' C2, Rồng đỏ, tẩy chay trên toàn quốc
- ·Xe máy hóa đài lửa, cô gái la hét kêu cứu lạc giọng
- ·Những hình ảnh đầu tiên của ông Obama ở Nhật Bản
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Tổng thống Obama đem lại lợi ích kinh tế không ngờ cho Việt Nam