【nhận định bóng đá atletico】Nhật Bản: Lạm phát tại khu vực Tokyo tăng cao nhất trong vòng 2 năm
Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống tại thủ đô Tokyo đã tăng 0,ậtBảnLạmpháttạikhuvựcTokyotăngcaonhấttrongvòngnănhận định bóng đá atletico8% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá điện và khí đốt tự nhiên tăng cao, theo báo cáo của Bộ Nội vụ nước này ngày 25/3. Các nhà kinh tế học trước đó dự đoán mức tăng vào khoảng 0,7%.
Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống tại thủ đô tăng 0,8% vào tháng 3 so với một năm trước đó, được thúc đẩy bởi hóa đơn tiền điện cao hơn và giá khí đốt tự nhiên đắt hơn, theo Bộ Nội vụ hôm thứ Sáu. Các nhà kinh tế đã dự kiến mức tăng 0,7%. Biến động giá ở Tokyo là một chỉ số hàng đầu cho lạm phát quốc gia.
Tuy nhiên, mặc dù chỉ số lạm phát có tăng cao hơn nữa thì lạm phát tại Tokyo vẫn thấp hơn mục tiêu của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là 2%. Do đó, có lẽ sẽ không có hành động thắt chặt nào đến từ Thống đốc Ngân hàng Haruhiko Kuroda.
Tuy nhiên, với khả năng lạm phát sẽ tăng mạnh hơn vào tháng 4 và đồng yên suy yếu với tốc độ nhanh hơn dự kiến, Ngân hàng Trung ương sẽ phải có nghĩa vụ giải thích về chính sách kích thích và điều này sẽ trở nên phức tạp hơn.
Với chi phí năng lượng tăng với tốc độ nhanh nhất trong 41 năm và cuộc xung đột Nga - Ukraine có khả năng khiến giá cả tiếp tục biến động, Thủ tướng Fumio Kishida có vẻ sẽ đưa ra một số biện pháp phản ứng để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Nhà kinh tế Takeshi Minami tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết: “Chính phủ sẽ thực hiện một số chính sách để đối phó với giá dầu tăng nhưng tôi không kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ tăng lãi suất trong nhiệm kỳ của Kuroda. Tuy nhiên, nếu lạm phát duy trì trên 2% từ tháng 4 và kéo dài, mọi người có thể đặt câu hỏi liệu chính sách hiện tại của BOJ có hợp lý hay không.”
Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản cho biết, vấn đề lạm phát ở nước này rất khác với châu Âu và Mỹ, đồng thời khẳng định nước này không cần chạy theo các đợt tăng lãi suất của các nước khác trên thế giới, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – nơi đang tìm cách hạ nhiệt lạm phát.
Với việc chính sách kích thích tiền tệ vẫn được Ngân hàng Nhật Bản duy trì, sự chú ý đang chuyển sang Thủ tướng Kishida và những gì ông sẽ làm để giảm thiểu gánh nặng cho nền kinh tế trước tác động của giá năng lượng tăng cao ngay trước cuộc bầu cử vào mùa hè này.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki ngày 25/3 cho biết, Thủ tướng có khả năng sẽ đưa ra một gói các biện pháp kinh tế vào tuần tới.
Các số liệu tháng 3 cho thấy giá năng lượng ở nước này đã tăng 26% so với một năm trước đó, chiếm 1,2 điểm phần trăm mức tăng trong chỉ số giá tiêu dùng. Việc cắt giảm phí điện thoại di động mạnh mẽ từ năm ngoái tiếp tục là lực cản lớn nhất đối với chỉ số, giảm hơn một điểm phần trăm.
Lạm phát trên toàn quốc dự kiến sẽ tăng nhanh hơn nữa do đồng yên tiếp tục suy yếu - một yếu tố sẽ làm tăng giá nhập khẩu. Tác động của việc giảm phí di động sẽ bắt đầu giảm dần kể từ tháng 4 khi các nhà kinh tế dự kiến chỉ số giá sẽ tăng vọt.
“Chi phí tiêu dùng ở Tokyo tăng nhanh vào tháng 3 tạo ra nhiều tổn thương đối với người tiêu dùng Nhật Bản - và yêu cầu các biện pháp tài chính từ chính phủ”- Yuki Masujima, Nhà kinh tế tại Bloomberg nhận xét.
Trong khi các biện pháp bán khẩn cấp đối với đại dịch đã được dỡ bỏ tại tất cả các khu vực trong tuần này, các nhà hoạch định chính sách vẫn theo dõi chặt chẽ giá năng lượng. Theo đó, giá năng lượng tăng có thể làm giảm nhu cầu mua sắm của các hộ gia đình do tư duy giảm phát đã tồn tại quá lâu tại nước này.
Theo một cuộc khảo sát, khoảng 85% người được hỏi cho biết việc tăng giá xăng dầu và các nhu yếu phẩm hàng ngày đang ảnh hưởng đến mức sống của họ. Tập đoàn Suzuki cho biết, gói các biện pháp kinh tế của Thủ tướng Kishida nên bao gồm các biện pháp giảm tác động của giá dầu và ngũ cốc đối với các công ty và người tiêu dùng.
Trước đó, có thông tin cho rằng, chính phủ và liên minh cầm quyền đang tìm cách đưa ra một gói kích thích trị giá hơn 10 nghìn tỷ yên (82 tỷ USD).
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Tích cực đưa sản phẩm ở miền núi, hải đảo lên sàn thương mại điện tử
- ·Hội nghị đối thoại chính sách thuế, hải quan năm 2023 sẽ diễn ra vào giữa tháng 12
- ·Khích lệ từ tăng trưởng xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Sẽ bãi bỏ các ưu đãi thuế bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế
- ·Kho bạc nhà nước tổ chức Hội thi kế toán nghiệp vụ năm 2015
- ·Hải quan TPHCM đối thoại với 300 doanh nghiệp XNK
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Phía sau thành tích xuất khẩu điện tử
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Tôm Việt Nam bị DOC áp thuế chống phá giá
- ·Bình ổn giá sữa luôn là đòi hỏi chính đáng của cả xã hội
- ·Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Chi Ma
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Bộ Tài chính sẽ chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính hàng năm
- ·Nghiên cứu, triển khai mô hình cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh
- ·Tôm Việt Nam bị DOC áp thuế chống phá giá
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Vụ 500 tiểu thương có nguy cơ bỏ chợ: Chưa chốt phương án, gia hạn đến 15/11