【kq tt bd】Chân lý và nhân quyền Việt Nam trong Tuyên ngôn độc lập 2
Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945,n lkq tt bd Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyến ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.(Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập 4, trang 1).
Như vậy, trong bản Tuyên ngôn Độc lập 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng hai câu trong hai bản tuyên ngôn cách mạng tư sản của hai cường quốc là Mỹ và Pháp như là một chân lý và chân lý ấy không ai có thể chối cãi được. Và vấn đề là ở chỗ thông qua chân lý đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định với thế giới rằng, nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn tán đồng và có chung ý tưởng với nhân loại về quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Và lẽ dĩ nhiên là nhân dân Việt Nam cũng có đầy đủ các quyền ấy như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người của mỗi cá nhân không thể tách rời quyền của dân tộc. Chính vì vậy mà trong bản Tuyên ngôn 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi từ khẳng định quyền con người đến quyền của quốc gia, dân tộc. Người viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới, đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, (Sđd, tập 4, tr 2). Trên cơ sở đó, Người đã lên án và kết tội các thế lực đế quốc xâm lược, áp bức, bóc lột dân tộc Việt Nam là trái với lẽ tự nhiên, là vi phạm trắng trợn quyền con người mà cách mạng tư sản của nước Pháp, nước Mỹ đã công nhận. Điều này cũng có nghĩa là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng các thế lực thực dân, đế quốc đã phủ nhận, chà đạp lên tuyên bố của các bậc tiền bối ở chính nước họ.
Và với tư tưởng nâng tầm quyền con người thành quyền của quốc gia, dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền bình đẳng giữa mọi người và mọi quốc gia trên trái đất là lẽ tự nhiên, là chân lý không một ai có thể phủ nhận được. Quyền con người và quyền dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Người đã từng khẳng định, dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong các cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm đến cuớp nước, mỗi cá nhân luôn hòa quyện với cộng đồng dân tộc và mọi người tìm thấy giá trị của mình trong giá trị chung của quê hương, đất nước.
Xuất phát từ quan điểm ấy, nên trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc xóa bỏ vĩnh viễn mọi sự ràng buộc bất bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới nói chung và dân tộc Pháp nói riêng... Người nói: “Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, (Sđd, tập 4, tr 4).
Để giữ vững lời thề độc lập, chỉ một ngày ngay sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Chính phủ lâm thời và Người đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách: Chống giặc đói, giặc dốt, xóa bỏ tất cả các loại thuế bất hợp lý do thực dân Pháp áp đặt, ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, chuẩn bị tổng tuyển cử, thực hiện nam nữ bình quyền, tự do tín ngưỡng và thực hiện nền giáo dục nhân dân… Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang trong quá trình thực hiện đường lối đổi để đưa nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó chính là Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát triển những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người trong điều kiện mới.
Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay. Ngay sau khi thành lập nước, Việt Nam đã tham gia đầy đủ các hoạt động bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới tham gia ký công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nhân kỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, nhắc lại Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh để một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, nhân quyền là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ trước tới nay. Độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhà nước ta.
NV
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Ngoại trưởng Mỹ đánh giá tiến trình hòa đàm với Taliban
- ·Mưa lớn, lũ lụt ở Tây Ban Nha và Italy, 13 người chết và mất tích
- ·Máy bay trực thăng quân sự rơi xuống khu dân cư ở Istanbul
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Chuyến thăm Nga của Tống thống Thổ Nhĩ Kỳ được ấn đinh vào tháng Tư
- ·Điều tra âm mưu tấn công mạng núp danh diễn văn của ông Kim Jong
- ·Mỹ tuyên bố có thể trở lại INF nếu Nga bắt đầu tuân thủ hiệp ước
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Israel tăng cường lực lượng sau vụ nổ súng tại khu Bờ Tây
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Tàu chở nhà lãnh đạo Triều Tiên rời Bắc Kinh về Bình Nhưỡng
- ·Bộ Quốc phòng Nga điều thiết bị không người lái bảo vệ bờ biển Azov
- ·Công tác chuẩn bị Thượng đỉnh Hoa Kỳ
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Đánh bom tại Ai Cập: Bộ Du lịch Ai Cập sẽ phối hợp với ĐSQ Việt Nam
- ·Quân đội Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đến Biển Đen
- ·Những người phụ nữ làm nên lịch sử tại cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Nga vạch âm mưu của Mỹ khi bổ nhiệm đặc phái viên mới tại Venezuela