【bảng xếp hạng vô địch quốc gia úc】Sẽ quản chặt để kiểm soát bội chi
Bội chi NSNN năm 2013 theo báo cáo quyết toán của Chính phủ là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, vượt 41.269 tỷ đồng (1,3% GDP) so với mức bội chi được Quốc hội quyết định (5,3%). Như vậy, bội chi ngân sách năm 2013 đã vượt mức cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?
Năm 2013, chúng ta phải phân tích rất kỹ về chính sách tài khoá, vì khác với một số năm. Năm 2013, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đặc biệt là ở trong nước, khi các DN sản xuất cầm chừng, khó khăn, dự báo hụt thu do 2 nguyên nhân. Một là do DN khó khăn. Hai là chúng ta thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo lộ trình, bởi muốn giảm gánh nặng về thuế cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nên dẫn tới hụt thu.
Hụt thu 2013 dự kiến là 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau quá trình QH cho phép thu một số khoản thu đặc thù, như thu một phần lợi tức của DNNN, cộng với lợi nhuận nước chủ nhà mà đáng lẽ để lại cho Tập đoàn dầu khí (đáng lẽ để lại 50%, thì chỉ để lại 25%, thu về 75%). Cộng với nhiều cố gắng trong khai thác nguồn thu, con số hụt thu chỉ còn có 21.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đề nghị với QH xin cho giữ bội chi. Lẽ ra với hụt thu 21.000 tỷ đồng, thì bội chi chỉ được phép tương ứng 21.000 tỷ đồng thôi. Nhưng Chính phủ vẫn đề nghị giữ bội chi 5,3% để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Và QH quyết định sẽ dành 16.000 tỷ đồng cho việc hỗ trợ ngư dân, thực hiện giữ chủ quyền biển đảo, và dành hơn 5.000 tỷ đồng nữa để trả các khoản nợ an sinh xã hội... Nên QH đã đồng ý giữ nguyên bội chi 5,3%.
Tuy nhiên, đến lúc quyết toán, lại phát sinh 2 vấn đề làm bội chi tăng lên không ở mức 5,3% nữa mà là 6,6%. Nguyên nhân thứ nhất là do nợ quỹ hoàn thuế của năm 2010 và 2011. Vì vậy, để đảm bảo minh bạch, Chính phủ đưa vào quyết toán của năm 2013 là 13.000 tỷ đồng, cộng với khi thực hiện vay ODA, tốc độ giải ngân nhanh, vượt dự toán ban đầu là 29.000 tỷ đồng. Khoản 29.000 tỷ đồng đó cộng với 13.000 tỷ đồng dẫn tới bội chi không còn là 5,3% mà lên 6,6%.
Có thể nói, đó là nguyên nhân khách quan và thực tế.
Vậy khoản chi vượt dự toán kéo nợ công tăng cao đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách có quan điểm ra sao, thưa ông?
Ủy ban Tài chính Ngân sách đánh giá đó là con số thực tế và phù hợp, nên đã đồng ý đưa vào quyết toán. Đó là nguyên nhân bội chi tăng. Bội chi tăng thì đương nhiên phần nợ công cũng tăng thêm số đó.
Thực ra khoản 13.000 tỷ đồng là khoản đã có rồi, khoản có thêm là vay ODA, nhưng ODA cũng là vay để đầu tư phát triển chứ không phải vay để ăn. Mà đó là những công trình quan trọng, như cầu Nhật Tân, cảng Thị Vải- Cái Mép… nên đó cũng là điều hợp lý trong tình hình hiện nay. Chính vì thế mà Ủy ban Tài chính Ngân sách chấp thuận cho quyết toán.
Tuy nhiên, phiên thảo luận vừa qua tại tổ về quyết toán NSNN năm 2013, nhiều đại biểu QH lo lắng khi bội chi tăng vượt mức cho phép, thưa ông?
Bội chi vượt chỉ tiêu QH đưa ra thì vẫn là kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Vì vậy, khâu dự báo tính toán của chúng ta về sau phải hết sức sát và phải nghiêm túc hơn. Hiến pháp đã quy định, bất kỳ khoản chi nào cũng đều phải có dự toán. Tuy nhiên, đây là của năm 2013, lúc đó Hiến pháp năm 2013 chưa có hiệu lực. Nhưng nếu năm 2014 chuyện đó vẫn xảy ra thì sẽ phải xuất toán.
Năm 2014, bội chi ngân sách giữ ở mức QH quyết định 224 nghìn tỷ đồng, bằng 5,3% GDP kế hoạch, so với GDP thực hiện thì bằng 5,69% GDP. Thưa ông, vì sao bội chi vẫn tăng lên mức 5,69%, khi mà tăng trưởng đã cao hơn và nguyên nhân nào dẫn đến việc này?
Số QH đưa ra, vẫn là bội chi theo con số tuyệt đối, còn con số tương đối chỉ là con số có tính chất so sánh với GDP để chúng phân tích. Năm 2014, có khả năng cũng sẽ vượt, nhưng vượt cũng vẫn do ODA, tình trạng như năm 2013. Vì giải ngân nhanh, nhưng điều quan trọng là Chính phủ phải báo cáo theo đúng như khoản 2, Điều 49 của Luật NSNN. Khi đó Ủy ban Thường vụ QH đồng ý, thì sẽ báo cáo QH ở phiên họp gần nhất. Khi đó, sẽ bảo đảm đúng tinh thần Hiến pháp và đảm bảo mọi khoản chi có dự toán.
Tại sao chúng ta vẫn giữ mức 5,3% vì theo lộ trình. Ví dụ như lộ trình hạ thuế suất đang rất nhanh. Như với thuế TNDN, từ 25% xuống 22%, năm 2016 sẽ chỉ còn 20%. Không có quốc gia nào có thuế TNDN như ở nước ta. Thuế GTGT vẫn giữ nguyên 2 mức thuế suất 10% và 5%, nhưng trong số chịu mức 5% lại giảm, một số còn 0%, nhất là cho nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều khoản thuế khác cũng đều giảm, chỉ có duy nhất một khoản thuế vừa qua tăng là thuế Bảo vệ môi trường. Nhưng thực ra không phải là tăng vì vẫn nằm ở trong khung do QH quy định, từ 1.000 đến 3.000, chứ ko vượt ra. Điều đó cũng phù hợp lộ trình giảm thuế XNK với xăng dầu… Nếu không tăng thì khoản đó sẽ chạy ra bên ngoài, nước ngoài sẽ nâng lên và được hưởng giá đó mà ta lại không được.
Nếu hỏi có tác động hay không, thì tôi cho rằng có, nhưng rõ ràng lộ trình đã cam kết sẽ giảm thuế XNK tương xứng. Nhưng tôi biết mức giảm thuế XNK sẽ cao hơn mức thu được, vì giảm thuế XNK là 13.000 tỷ đồng, mà thu tăng chỉ có 11.000 tỷ đồng, vẫn hụt 2.000 tỷ đồng. Còn việc giá xăng tăng là câu chuyện khác…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nói nếu tính cả bội chi ngân sách địa phương thì bội chi ngân sách phải lên đến 90%. Hiện tại không tính bội chi ngân sách địa phương vào bội chi ngân sách, nhưng Luật NSNN (sửa đổi) hiện đang trình QH quy định bội chi NS gồm cả trung ương và địa phương, như vậy có lo ngại khi Luật NSNN có hiệu lực thì bội chi sẽ tăng lên không, thưa ông?
Thực ra, bội chi của nước ta chỉ có bội chi ngân sách trung ương (NSTW) chứ không có bội chi ngân sách địa phương (NSĐP), và bản thân bội chi NSĐP về bản chất là bội chi, nhưng được khống chế bởi khoản 3, Điều 8 Luật NSNN, và khi tổng hợp lại thì phần lớn các địa phương hiện nay đang bội thu.
Ví dụ, năm vừa qua bội thu hơn 43.000 tỷ đồng. Phần lớn địa phương là bội thu, còn bội chi chủ yếu là NSTW. Nhưng sau này, Luật NSNN mới có hiệu lực, từ năm 2017, đã có những khống chế. Khống chế thứ nhất là bội chi đó phải do QH quyết định, dù bội chi trung ương hay địa phương, Chính phủ phải điều phối bội chi này. Hai là bội chi này phải gắn với khống chế bằng khoản thu. Ví dụ, không vượt quá trần 60% số thu. Thu được nhiều, thì bội chi có thể nhiều. Nhưng cũng gắn với yêu cầu đặt ra là không trả được nợ cũ thì không được vay mới. Tóm lại là rất chặt chẽ.
Ông có thể đưa ra một số giải pháp để kiểm soát và đưa dần bội chi vào “khuôn khổ”?
Một là phải căn cứ vào pháp luật. Tức là tính pháp lý để quản lý thu chi phải rõ ràng, minh bạch. Hai là phải công khai, minh bạch trong thu chi, từ lúc xây dựng dự toán cho đến lúc quyết toán. Tất cả đều phải được kiểm soát chặt chẽ, các sai phạm phải được xử lý nghiêm.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là công khai, minh bạch những sai phạm đó với dư luận, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Những sự kiện kỳ lạ nhất trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ điều kiện hòa bình của Ukraine
- ·Iran sẵn sàng đàm phán vấn đề hạt nhân
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Mỹ công bố kết quả bầu cử chung cuộc, ông Trump giành tới 312 phiếu
- ·Tướng Ba Lan cảnh báo quân đội chuẩn bị cho xung đột với Nga
- ·Trung Quốc ra mắt J
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Tướng Ba Lan cảnh báo quân đội chuẩn bị cho xung đột với Nga
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump
- ·Ông Zelensky chỉ trích cuộc gọi giữa Thủ tướng Đức và ông Putin
- ·Đàm phán Nga
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Chủ tịch nước Lương Cường thăm gia đình cố Tổng thống Chile Salvador Allende
- ·Philippines sơ tán hơn 24.000 người trước siêu bão Usagi
- ·Thị trấn Nhật Bản chào đón em bé đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Trung Quốc ra mắt J