【nhà kèo nhà cái】Liên hợp quốc kêu gọi thả người di cư và tị nạn bị tạm giữ ở Libya
Chuyển thi thể nạn nhân tại hiện trường vụ không kích trúng vào trại tạm giữ người di cư Tajoura, ngoại ô Tripoli, Libya, ngày 3-7-2019.
Ngày 12-7, Liên hợp quốc đã kêu gọi thả 5.600 người di cư và tị nạn hiện đang bị tạm giữ ở các trại trên khắp đất nước Libya nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho họ sau khi trại Tajoura, ở vùng ngoại ô phía Đông thủ đô Tripoli, bị không kích ngày 3-7 khiến hơn 50 người thiệt mạng và 130 người bị thương.
Vụ việc xảy ra dù cả hai bên tham chiến tại Libya đều biết rõ vị trí của khu trại tạm giữ người di cư và tị nạn này.
Theo phóng viên tại New York, trong thông cáo chung đưa ra ngày 12-7, Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc Antonio Vitorino và lãnh đạo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi, kêu gọi cộng đồng quốc tế coi việc bảo vệ quyền con người của những người tị nạn và di cư là vấn đề chính cần quan tâm ở Libya.
Hai quan chức Liên hợp quốc cũng cho biết đã cùng đề nghị Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra trong tương lai.
Thông cáo nêu rõ nếu việc bảo vệ người di cư và tị nạn không được đảm bảo tại Lybia thì cần đưa họ đến các nước khác, qua đó kêu gọi các nước mở cửa và thiết lập thêm các khu tái định cư để tiếp nhận người di cư và tị nạn từ Libya.
Hai quan chức Liên hợp quốc cũng hối thúc Libya chấm dứt việc giam giữ người tị nạn và người di cư được cứu ngoài khơi và cân nhắc áp dụng các biện pháp khác, chẳng hạn cho phép họ sống trong cộng đồng bản địa, ở những khu vực công hoặc những khu vực được đảm bảo an toàn.
Khoảng 400 người sống sót sau vụ không kích vừa qua hiện đã được chuyển tới ở tại khu nhà của của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn nhưng hiện tại nơi này đã quá tải. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn hiện đang thu xếp để đưa họ ra khỏi Libya, nhất là những người được xếp trong nhóm “dễ bị tổn thương.”
Hiện có khoảng 50.000 người tị nạn và 800.000 người di cư đang sống ở Libya, chưa kể nhiều người khác đang bị tạm giữ ở những địa điểm không đảm bảo về cơ sở vật chất và quyền con người.
Hai quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho rằng những người được cứu ngoài khơi không nên bị đưa đến Libya bởi quốc gia này không an toàn.
Các tàu thương mại cứu người tị nạn cũng không nên chuyển thẳng họ tới Libya.
Những hoạt động cứu trợ, ủng hộ nhân đạo cho chính quyền Libya phải đi kèm điều kiện chấm dứt giam giữ người tị nạn và người di cư cũng như phải đảm bảo quyền con người được tôn trọng.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa
- ·Trường THPT Hùng Vương tiếp sức mùa thi 2014
- ·Phước Long: Tập huấn công tác đội
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·200 đoàn viên, thanh niên ra quân ngày Chủ nhật xanh
- ·130 cán bộ đoàn được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ
- ·Trung cấp Y tế nỗ lực nâng cấp trường
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Không bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh theo hình thức vừa học vừa làm
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·800 học sinh xếp bản đồ Việt Nam
- ·Bài 1: Chất lượng giáo dục xưa và nay
- ·Đối tượng được miễn, giảm và hỗ trợ học phí
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Tấn công đẫm máu tại Trung Quốc, 130 người thương vong
- ·4.890 thanh niên Đồng Phú được tạo việc làm
- ·Tỉnh đoàn tập huấn báo cáo viên năm 2014
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Miễn thi Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2015