【kết quả c1 tối qua】“Giải mã” nguyên nhân hồ sơ trực tuyến cấp xã thấp
(CMO) Chỉ 241 hồ sơ nộp trực tuyến cấp xã, với tỷ lệ 0,25% là con số thống kê được sau 7 tháng đầu năm toàn tỉnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Đáng nói hơn, có nhiều đơn vị xã của cấp huyện không hề phát sinh hồ sơ nào. Đó có phải chăng do các địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai dịch vụ công trực tuyến?
Được triển khai từ khá lâu, dịch vụ công trực tuyến được cho là hình thức mang lại nhiều tiện ích cho cả địa phương lẫn người dân, doanh nghiệp, vừa giảm áp lực tại bộ phận 1 cửa, vừa hạn chế thời gian, chi phí đi lại của người dân. Thế nhưng, kết quả ghi nhận đạt rất thấp, thậm chí có huyện không phát sinh hồ sơ trực tuyến cấp xã nào.
Cụ thể, theo báo cáo của Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, trong 7 tháng qua, huyện Ngọc Hiển không có hồ sơ nộp trực tuyến cấp xã, huyện Năm Căn 1 hồ sơ. Cao nhất là huyện Cái Nước (96 hồ sơ) , U Minh (46 hồ sơ), Đầm Dơi (43 hồ sơ) nhưng con số này vẫn còn quá thấp. Có rất nhiều lý do khách quan do các địa phương đưa ra, như dân khó tiếp cận công nghệ, máy móc chưa đảm bảo, người dân, doanh nghiệp vẫn còn thói quen nộp trực tiếp vừa được hướng dẫn, vừa bảo mật thông tin...
Điều đó hoàn toàn hợp lý, bởi với trình độ của một người nông dân, người lao động sẽ mất rất nhiều thời gian thực hiện đúng quy trình các bước khi nộp hồ sơ trực tuyến. Công chức Văn phòng - Thống kê UBND thị trấn Đầm Dơi Lê Hoàng Hôn cho biết, quy trình để thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến khá đơn giản: “Vào cổng dịch vụ công đăng ký tài khoản, sau khi gửi mã xác nhận, đăng nhập vào, khi đó người dân muốn nộp hồ sơ lĩnh vực nào thì tải biểu mẫu, điền vào, chụp ảnh gửi kèm thành phần hồ sơ yêu cầu. Nếu thực hiện được rất thuận lợi, không nhất thiết đến trụ sở. Nhìn trên đó, có quy trình cụ thể để biết hồ sơ đi đến đâu, có trễ hẹn hay không?”.
Tuy nhiên, đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Ông Lưu Minh Tèo, Khóm 1, thị trấn Đầm Dơi, tình thiệt: “Tôi làm giấy tờ nhiều lần, cũng được cán bộ hướng dẫn nhưng không nhớ rõ lắm, đến đây trực tiếp nộp cho tiện, được hướng dẫn nhiệt tình”.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện Đầm Dơi. |
Được biết, từ đầu năm đến nay, thị trấn Đầm Dơi chưa tiếp nhận hồ sơ trực tuyến nào. Chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi Huỳnh Trung Quang lý giải: “Do địa bàn thị trấn nhỏ, đi lại khá thuận tiện, nên người dân chưa quan tâm nhiều đến việc khai thác sử dụng dịch vụ công này, người dân cũng không mặn mà lắm”.
Được biết, năm rồi thị trấn Đầm Dơi phát sinh 36 hồ sơ trực tuyến nhưng hầu như công chức một cửa đều “làm dùm”. Công chức Lê Hoàng Hôn giải thích: “Đã qua, cùng với việc người dân đến trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, sau khi giải quyết xong, cán bộ cũng giúp dân tạo tài khoản, hướng dẫn, nhưng đa phần họ không nán lại để chờ, chỉ muốn nộp trực tiếp cho nhanh”.
Tương tự, xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi từ đầu năm đến nay cũng không ghi nhận hồ sơ nộp trực tuyến nào. Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Đông Phạm Trung Kiên cho biết: “Vấn đề này liên quan công nghệ thông tin, trình độ người dân, chưa tiếp xúc với việc nộp hồ sơ theo hình thức này. Đó giờ chưa nghe có lớp tập huấn nào cho dân, làm sao mà họ biết cách để nộp. Tuy nhiên, đây thuộc về công nghệ, phải cầm tay chỉ việc, nếu chỉ nói nghe rồi thôi thì làm rất khó”.
Ngoài ra, có những đơn vị khi hỏi đến thì hiểu biết về dịch vụ công trực tuyến khá mập mờ. Lãnh đạo một đơn vị cấp xã cho rằng: “Nếu làm được phải có nơi nào đó có máy móc sẵn, tập huấn cho hộ dân, cán bộ làm trước. Nếu không có sự ràng buộc rất khó để thực hiện, muốn thay đổi thói quen người dân thật sự rất khó”.
Có quá nhiều cái khó, song nói về giải pháp hầu hết các đơn vị địa phương cho rằng, trước hết phải thực hiện trong cán bộ, đảng viên, vận động người thân gia đình, sau đó lan toả trong cộng đồng, nhưng hầu như chưa có đơn vị nào triển khai theo phương hướng này.
Phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Phương Bình nhìn nhận: "Đã qua huyện có nhiều văn bản tập trung tuyên truyền, chỉ đạo nhưng kết quả đạt được rất thấp. Hiện nay, toàn huyện tiếp nhận 1.620 hồ sơ/30.654 hồ sơ, đạt 5,3%. Trong đó, cấp xã 43 hồ sơ, chủ yếu lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, thành lập hoạt động hộ kinh doanh và lĩnh vực hộ tịch. Còn các loại giao dịch khác chưa tiếp cận, nên chưa thực hiện được nhiều. Ngoài ra, nguyên nhân một phần do thói quen người dân, một phần cũng do cán bộ chưa am hiểu, chưa mặn mà, ít có nghiên cứu về dịch vụ công này.
Sắp tới, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, huyện nhận thức việc giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến có rất nhiều tiện ích. Do vậy, trước tiên, đối với cơ quan tổ chức, cán bộ, đảng viên phải tăng cường sử dụng trước để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện, tăng cường tuyên truyền, mấu chốt là phải “cầm tay chỉ việc” khi có hiệu quả sẽ nhân rộng, vừa góp phần đẩy mạnh cải cách TTHC, vừa phòng chống dịch./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 12/2014
- ·Xe ô tô bị hư hại do cháy nổ có được bảo hiểm bồi thường?
- ·Sẽ thanh toán lương nếu NLĐ không nghỉ phép năm
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 02/2015
- ·Chất thải độc hại vô tư xả xuống sông Đáy
- ·Đầy tháng thì con mất, mẹ tính chế độ thai sản như nào?
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Đảng viên sinh con thứ ba kỷ luật thế nào?
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Cậu bé ung thư mồ côi được ủng hộ hơn 30 triệu đồng
- ·Nhờ bạn đọc giúp đỡ mổ tim, bé Trâm đã đi học lại
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 2/2015 (Lần 1)
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Bác sĩ chưa “chê” khả năng chữa bệnh của em vẫn còn
- ·Nghi vợ ngoại tình từ vết bớt trên đùi con gái
- ·Mẹ chết, ba lẫn, di sản giải quyết thế nào?
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Cổ tích thời @