【tài xỉu 21/4】Trịnh Văn Quyết xin được dùng tài sản cá nhân trị giá 5.000 tỷ để khắc phục
Trịnh Văn Quyết xin được dùng tài sản cá nhân trị giá 5.000 tỷ để khắc phục
Nguyễn Hải và Hải Nam(Dân trí) - Tại tòa, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trình bày, nếu bị HĐXX tuyên án phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Chiều 23/7, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi 50 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán,... xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Đứng trước bục khai báo trả lời câu hỏi của các luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch FLC khai, sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện các dự án trong hệ thống của Tập đoàn FLC.
Đặc biệt, Công ty Faros đã thi công nhiều công trình rộng hàng nghìn ha và các tòa tháp tại Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa,...
Bên cạnh đó, công ty này còn thi công các dự án cho chủ đầu tư khác như xây dựng công viên văn hóa chủ đề "ấn tượng Hội An" (nhà hát biểu diễn ngoài trời hơn 3.360 chỗ ngồi và nhà hát biểu diễn trong nhà 1.000 chỗ ngồi tại tỉnh Quảng Nam); xây dựng khu đô thị ở Đà Nẵng.
Tại tòa, một luật sư cho biết, từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2018 giá cổ phiếu ROS tăng từ 10.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 43.000 đồng/cổ phiếu.
Trong đó, vào năm 2017 có giai đoạn mã cổ phiếu ROS tăng hơn 214.000 đồng/cổ phiếu.
"Tại sao bị cáo không chỉ đạo bán cổ phiếu ROS ra thị trường lúc giá cao mà để đến lúc chỉ còn hơn 2.000 đồng/cổ phiếu mới bán ra?", luật sư truy vấn.
Bị cáo Quyết: Từ khi mua lại Công ty Faros bị cáo chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ cổ phiếu và mua thêm.
Thời điểm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bị cáo gặp khó khăn về tài chính nên mới phải bán cổ phiếu của Công ty Faros. Trong suy nghĩ và kế hoạch của mình, bị cáo mong bán ra rồi sau đó sẽ mua lại nhưng chưa thực hiện được việc mua lại thì bị bắt vào năm 2022.
Luật sư: Sau khi bán phần lớn cổ phiếu của ROS ra thị trường, tại sao một năm sau bị cáo vẫn tiếp tục lấy tài sản riêng để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn ngân hàng của Công ty Faros?
Bị cáo Quyết: Công ty Faros là công ty bị cáo rất tâm huyết, cho dù đã bán phần lớn cổ phiếu nhưng bị cáo vẫn có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bình thường của công ty này nên đã lấy tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay.
Luật sư: Theo cáo trạng bị cáo chịu trách nhiệm dân sự lên đến 4.300 tỷ đồng cho hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, ý kiến của bị cáo về nội dung này như thế nào?
- Nếu bị HĐXX tuyên án phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng của mình để khắc phục.
Tại tòa, cựu Chủ tịch FLC khẳng định, ngoài các tài sản đang bị phong tỏa, không còn thêm tài sản nào khác.
Ông Quyết cũng trình bày mới được cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản "tâm huyết" là hãng hàng không Bamboo Airways và trước mắt đã thu được gần 200 tỷ đồng. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra.
Số tiền 500 tỷ đồng tiếp theo nhận từ việc bán hãng hàng không Bamboo, ông Quyết cho biết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả vụ án.
"Bị cáo tiếp tục nhờ gia đình tác động để có được khoản bồi thường từ bạn bè, người thân. Bị cáo sẽ tìm mọi cách để khắc phục hậu quả của vụ án.
Bị cáo kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân trị giá gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong tỏa hơn 2 năm qua", cựu Chủ tịch FLC trình bày và khẳng định, em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò gì trong bộ máy của công ty này.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc hai tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
Trong đó thiệt hại từ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định là hơn 3.620 tỷ đồng; hành vi Thao túng thị trường chứng khoán là gần 685 tỷ đồng. Tổng cộng 4.305 tỷ đồng.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Quyết cùng đồng phạm nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỉ đồng.
Các bị cáo sử dụng thông tin của nhiều cá nhân là nhân viên, người quen để ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, ủy thác đầu tư…, sau đó tạo lập hồ sơ để đề nghị niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Bắt quả tang Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả
- ·Nepal: Thương vong do động đất đã lên tới 10.915 người
- ·Tăng cường hợp tác Việt Nam
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Thứ trưởng Bộ Công an: CDC Hà Nội nâng khống giá máy xét nghiệm Covid
- ·Tháng 1/2024, Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh thu nộp ngân sách gần 11 tỷ đồng
- ·Thủ tướng: Cải cách thủ tục hành chính
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Khám xét nơi ở, nơi làm việc của Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Điện thoại treo khi truy cập link lạ, phút chốc người đàn ông mất 500 triệu
- ·Bài 1: Sự hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN
- ·Văn hóa Cơ Tu bừng sáng qua lễ hội Nhập làng
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Uẩn khúc trong vụ mẹ bỏ con mới sinh vào thùng xốp, thả trôi sông
- ·An Giang: Phát hiện và tạm giữ gần 40.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 55 phát hành ngày 7/5/2020