【bxh bd nu uc】Chứng khoán 19/1: Ồ ạt bán tháo DPM, hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá
Cộng thêm chi phí 400 tỷ đồng/năm?ứngkhoánỒạtbántháoDPMhàngloạtcổphiếulớngiảmgiábxh bd nu uc
Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới được áp dụng từ đầu năm 2015, phân bón là mặt hàng không chịu thuế VAT. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh phân bón không được khấu trừ thuế VAT đầu vào.
Theo thông tin do DPM công bố, khoản thuế VAT đầu vào là khoảng 400 tỷ đồng/năm và khi áp dụng luật mới, số thuế trên sẽ hạch toán vào chi phí.
Đây được xem là một bất lợi lớn đối với DPM vì chi phí sẽ bị cộng thêm, trong khi thị trường thì có dấu hiệu bão hòa.
Ngoài ra, việc mua khí của DPM từ GAS từ 1/1/2015-31/12/2015 dự kiến tăng 0,29 USD mỗi đơn vị. Điều này cũng có thể làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất.
DPM được xem là cổ phiếu hưởng lợi trong điều kiện giá dầu sụt giảm, dẫn đến giá khí giảm thời gian qua. Chi phí đầu vào giảm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sản xuất của DPM. Không phải ngẫu nhiên DPM giao dịch mạnh lên trong hơn một tháng qua.
Tuy nhiên lợi thế này đã giảm đi đáng kể khi chính sách Thuế VAT mới có hiệu lực. DPM đã bị bán ra trong 3 phiên cuối tuần trước, đúng vào thời điểm giá đã có 9 phiên tăng ngắn hạn với lợi nhuận trên 11%.
Phiên sáng nay DPM bị xả hàng mạnh nhất trong vòng 4 tháng. Giá rơi thẳng xuống 30.600 đồng, mất 5,26% trong một ngày. Thậm chí trong phiên DPM có lúc còn giao dịch ở giá sàn 30.100 đồng.
Với mức giảm giá quá mạnh như vậy, khó có thể coi phiên hôm nay là hoạt động chốt lời, vì đa số nhà đầu tư đã không còn bao nhiêu lợi nhuận. Đáy gần nhất của DPM loanh quanh 29.000 đồng.
Thanh khoản của DPM hôm nay cũng được ghi nhận mức kỷ lục kể từ ngày 19/9/2014. Khoảng 3,16 triệu cổ phiếu đã được chuyển nhượng, tương đương 97,8 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường.
Nhà đầu tư bắt đầu thận trọng hơn khi rủi ro điều chỉnh tăng lên. |
Dầu khí, ngân hàng phân hóa mạnh
Hai nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường trong đợt tăng giá này là dầu khí và ngân hàng đến hôm nay cũng bắt đầu suy yếu rõ rệt hơn. Cổ phiếu blue-chips giảm mạnh nhất sau DPM ở sàn HSX là VCB, mất 2,48%. Đây cũng là mức mất giá một ngày mạnh nhất suốt 19 phiên.
VCB chủ yếu bị điều chỉnh do tốc độ tăng quá nhanh, đồng thời giá đã không còn kỳ vọng nào để nâng đỡ. Kết quả kinh doanh đã xuất hiện và dường như dòng tiền đang rút ra. Thanh khoản đã sụt giảm rất mạnh so với trung bình, chỉ còn 933.600 cổ phiếu, tương đương gần 33,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên các cổ phiếu ngân hàng còn lại tương đối tốt, nếu nhìn từ góc độ giá vẫn tăng: CTG tăng 2,61%, BID tăng 1,23%, STB tăng 1,09%, EIB tăng 0,77%... Các cổ phiếu này vẫn còn kỳ vọng khi kết quả kinh doanh chính thức chưa rõ ràng. Mặc dù vậy đà tăng đã chững lại đáng kể và rủi ro lên cao. BID dường như đang lặp lại tình trạng của VCB: Đi ngang 3 phiên trước khi cắm đầu giảm. BID đã bước sang phiên thứ 4 giá dập dình quanh 16.500 đồng.
Cổ phiếu dầu khí có GAS điều chỉnh mạnh 1,29% so với tham chiếu. Tính ra trong vòng 4 phiên gần nhất GAS đã giảm gần 5%. PVD là cổ phiếu dầu khí lớn duy nhất còn tăng giá, đóng cửa trên tham chiếu 0,81%. Còn lại PVT giảm 2,1%, PVS giảm 1,06%, PVG giảm 2,06%, PVB giảm 1,21%, PLC giảm 2,8%, PGS giảm 0,34%...
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Thanh khoản tụt giảm
Khi rủi ro điều chỉnh ngắn hạn xuất hiện với việc nhiều phiên liên tục tuần trước VN-Index không vượt qua được ngưỡng 580 điểm, nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh bán ra. Hai sàn hôm nay có khoảng 240 cổ phiếu giảm giá. VN-Index đóng cửa giảm 0,57%, HNX-Index giảm 0,11%.
Số lớn cổ phiếu giảm giá và đủ mặt các mã lớn giảm như GAS, VCB, VNM, SSI, KDC, HAG, HPG, DPM, BVH, FPT, VND, VCG, SCR và các mã dầu khí. Tác động của những cổ phiếu này đương nhiên rất mạnh.
Nhà đầu tư đã hạn chế giao dịch hôm nay khiến thanh khoản co rút đáng kể, chỉ đạt 1.906 tỷ đồng, kém nhất 7 phiên.
Nhà đầu tư nước ngoài có giảm mua hôm nay khoảng 19% so với phiên trước, là một trong những nguyên nhân dẫn tới thanh khoản giảm. Tuy nhiên điều tích cực là quy mô mua ròng vẫn khá tốt: Hai sàn nhận được 59,2 tỷ đồng vốn ròng. CII, KDC, PPC, HT1, MWG là những cổ phiếu được mua nhiều nhất. Trên HNX có thể kể đến SHS, VCG, KLS, VND.
Thanh khoản giảm luôn là dấu hiệu của tình trạng vận động kém của dòng tiền tiền. Nhà đầu tư đã hạn chế giao dịch hơn, có thể là do đánh giá cơ hội giá thấp hơn vẫn còn. VN-Index mới có phiên giảm điểm thứ hai liên tục và mới điều chỉnh 1,57% kể từ đỉnh. Đây vẫn là mức điều chỉnh chưa đáng kể, so với quãng đường tăng trên 12% trước đó.
Khánh Nhi
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Facebook sập tiết lộ tình trạng xấu của mạng xã hội lớn nhất hành tinh
- ·Người phụ nữ khiến Facebook đối mặt với cơn đại địa chấn
- ·Người đàn ông bàng hoàng sau khi 'tử thần' sượt qua trong gang tấc
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·iOS 15 vẫn chưa thực sự thu hút người dùng, lý do là gì?
- ·Điều kiện kinh doanh phải phù hợp với đa số DN
- ·Ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt nhân sự
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Công ty liên kết kéo lùi lợi nhuận của Everpia (EVE)
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- ·Dư địa tăng trưởng lớn cho ngành cảng biển
- ·Cách ký tên khi thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·TP.HCM tiếp tục phát kit xét nghiệm cho ứng dụng gọi xe
- ·giới trẻ quay lưng với Facebook
- ·Bốn “ông lớn” xin đầu tư mở rộng Tân Sơn Nhất
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã có lịch phóng mới