【lich thi đau bóng đá hôm nay】Tạo nền hành chính minh bạch để thu hút đầu tư
Thu mua, chế biến lâm sản là một trong những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) chưa có bước đột phá khiến chỉ số năng lực cạnh tranh thấp; hạ tầng còn yếu kém, cách xa các thành phố lớn, các khu kinh tế trọng điểm... là những nguyên nhân khiến việc thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua gặp nhiều khó khăn.
Toàn tỉnh hiện đã cấp được 203 giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 89.297 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến nay chỉ cấp mới 78 giấy chứng nhận đầu tư, chủ yếu là các dự án trong nước, chỉ có 3 dự án vốn FDI.
Điểm nghẽn từ PCI
Cà Mau là tỉnh được đánh giá có khá nhiều tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, không chỉ đối với lĩnh vực thuỷ hải sản (thế mạnh của tỉnh), mà có thể phát triển mạnh một số ngành công nghiệp sử dụng khí thấp áp; đầu tư lĩnh vực năng lượng sạch, dịch vụ cảng biển, chế biến gỗ, du lịch sinh thái... Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều "điểm nghẽn" cần được khai thông.
Đánh bắt, chế biến thuỷ sản công nghệ cao là lĩnh vực thế mạnh của tỉnh nhưng thời gian qua chưa được đầu tư xứng tầm. |
Một trong những "điểm nghẽn" lớn nhất, ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư thời gian qua, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Mai Hữu Chinh chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chưa được cải thiện thường xuyên và thiếu bền vững. Đặc biệt, trong năm 2014, Cà Mau đã bị tụt hạng và xếp thứ 58/63 tỉnh, thành trên cả nước và 13/13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Với thứ hạng và điểm số thấp đã ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
PCI thấp là một trong những nguyên nhân khiến trong năm 2015 tỉnh chưa thu hút được dự án đầu tư nào từ nguồn vốn ngoài nước. Theo kết quả xếp hạng PCI năm 2014, có 5/10 chỉ số thành phần bị giảm điểm. Cụ thể, tiếp cận đất đai giảm 1,15 điểm, xếp hạng 25/63 cả nước và 12/13 so với các tỉnh ĐBSCL; chi phí không chính thức giảm 1,68 điểm, xếp hạng 11/63 và 8/13; tính năng động giảm 0,98 điểm, xếp hạng 57/63 và 13/13; thiết chế pháp lý giảm 0,23 điểm, xếp hạng 43/63 và 13/13; đào tạo lao động giảm 0,38 điểm, xếp hạng thấp nhất nước.
Từ kết quả đánh giá các chỉ số thành phần bị giảm điểm trong năm 2014, ông Mai Hữu Chinh nhận định, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp còn gặp khó khăn về mặt bằng kinh doanh, rủi ro trong thu hồi đất, thủ tục đất đai vẫn còn rườm rà và doanh nghiệp vẫn còn lo sợ cán bộ, công chức nhũng nhiễu; công tác giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp còn kéo dài, chất lượng đào tạo và lao động được đào tạo có chất lượng chưa cao, doanh nghiệp có xu hướng giảm sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm... Chỉ số PCI là cơ sở đầu tiên để doanh nghiệp quyết định đầu tư, do đó, khi con số này nằm ở thứ hạng thấp thì việc mời gọi đầu tư gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi.
Đa dạng hoá hình thức đầu tư
Thời gian qua, công tác CCHC của tỉnh đã được triển khai toàn diện trên 6 nội dung theo quy định của Chính phủ và cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc công khai TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được đa số các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc; cơ chế một cửa, một cửa liên thông được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện theo quy định. Hiện đã có 18/19 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; 9/9 đơn vị cấp huyện, thành phố và 101/101 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện. Ngoài ra, có 37/40 cơ quan, đơn vị toàn tỉnh công bố hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 gắn với TTHC góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại cho tổ chức, công dân.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn đang khiến nhiều người quan tâm trong công tác CCHC đó chính là quy định. Ông Mai Hữu Chinh nhận định, nhiều TTHC vẫn còn phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, nhất là thủ tục về cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, thuê đất, thuế... Thời gian qua, có nhiều chính sách ưu đãi cho các dự án, trong khi nguồn vốn ngân sách tỉnh còn khó khăn, quy trình, thủ tục còn rườm rà, phức tạp nên doanh nghiệp khó tiếp cận ưu đãi đầu tư của Nhà nước.
Mặc dù đang gặp phải nhiều khó khăn, song, với nỗ lực xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh thời gian qua cũng cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan khi có nhiều nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư vào một số lĩnh vực tiềm năng của tỉnh. Tiêu biểu như: Tập đoàn Liên doanh GBC (Mỹ) đang thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau 3 với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD; Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý chuẩn bị khởi công dự án điện gió tại Khai Long, huyện Ngọc Hiển; Công ty TNHH MTV Ba Son tìm hiểu đầu tư nhà máy đóng tàu tại Khu Kinh tế Năm Căn; Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) tìm hiểu đầu tư dự án kho xăng dầu, xuất khẩu nông sản, nhập khẩu máy móc, thiết bị, kinh doanh cho thuê kho và cung ứng các dịch vụ kho vận tại cụm công nghiệp Sông Đốc... Và một số nhà đầu tư có tiềm năng đang dự định đầu tư vào hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Cà Mau.
Thu mua, chế biến lâm sản là một trong những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư. |
Đó là hàng loạt các dự án lớn, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nếu được triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng. Do đó, để nhanh chóng chuyển từ dự án trên giấy vào thực tế thì công tác cải cách TTHC cần được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa.
Ông Chinh khẳng định, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tất cả các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia.
Hàng loạt những lĩnh vực được cho là thế mạnh của tỉnh như: chế biến, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản công nghệ cao, lâm nghiệp; dịch vụ bất động sản; dịch vụ vận tải; lĩnh vực năng lượng sạch; chế biến gỗ; du lịch sinh thái; Khu Kinh tế Năm Căn, Khu Công nghiệp Khánh An, Khu Công nghiệp Hoà Trung, cụm công nghiệp Sông Đốc… vẫn chưa phát huy hết tiềm năng khi chưa có dự án đầu tư xứng tầm. Việc thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh theo đúng với quy hoạch là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững trong tương lai./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:World Cup)
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Thực hư thông tin Nguyễn Xuân Son kịp dự AFF Cup 2024
- ·Chi phí chơi pickleball cho người mới: Mua vợt, thuê sân hết bao nhiêu tiền?
- ·Nhận định bóng đá U17 Việt Nam vs U17 Yemen: Bản lĩnh 'Chiến binh sao vàng'
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Jose Mourinho nhận thẻ đỏ, Man Utd vẫn không thắng Fenerbahce
- ·Xuất hiện tỷ số không tưởng 33
- ·Xác định 2 đội vào chung kết giải Futsal Sinh viên khu vực Hà Nội 2024
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Saliba nhận thẻ đỏ, Arsenal thua sốc Bournemouth
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Trực tiếp bóng đá Hòa Bình 0
- ·Ngôi sao bản địa Indonesia thu nhập thua xa Công Phượng, Hoàng Đức
- ·Chi phí chơi pickleball cho người mới: Mua vợt, thuê sân hết bao nhiêu tiền?
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Hòa ‘Thánh Muay’ Buakaw, võ sĩ Nhật Bản thách thức Floyd Mayweather Jr
- ·Cao thủ hàng đầu thế giới cả sự nghiệp chỉ thua 1 trận vì dùng đòn cấm
- ·Tái hiện ấn tượng các CLB V.League trong đoạn phim về mùa giải 2024
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Ngôi sao bản địa Indonesia thu nhập thua xa Công Phượng, Hoàng Đức