【nhận định wolves】Nhiều giáo viên áp lực, phải năn nỉ phụ huynh mua bảo hiểm y tế cho học sinh
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng (Đoàn Đắk Nông) đề xuất bỏ quy định nhà trường,ềugiáoviênáplựcphảinănnỉphụhuynhmuabảohiểmytếchohọnhận định wolves giáo viên thu hộ tiền mua bảo hiểm y tế cho học sinh.
Đề xuất trên được nêu tại phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, diễn ra chiều nay (31/10).
Góp ý cho dự luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn Đắk Nông) đề xuất, để thầy cô giáo chuyên tâm cho việc dạy học, ban soạn thảo cần nghiên cứu, đánh giá sửa đổi Điều 7b về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng bỏ quy định nhà trường, giáo viên thu hộ tiền để mua bảo hiểm y tế cho học sinh.
"Nhiều giáo viên chia sẻ thấy áp lực khi được giao thu tiền để mua bảo hiểm y tế hộ học sinh. Khi phụ huynh chậm đóng hoặc cố tình không đóng, giáo viên phải năn nỉ... việc này gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tâm trí dạy học",nữ đại biểu dẫn chứng. Nhiều phụ huynh không hiểu hết quy định về việc mua bảo hiểm y tế lại một mực cho rằng nhà trường, giáo viên bán thẻ bảo hiểm là có lãi hoặc có hoa hồng, điều này tác động xấu đến hình ảnh nhà giáo.
Chưa kể, nếu không đạt được chỉ tiêu đóng bảo hiểm y tế/học sinh, giáo viên sẽ bị ảnh hưởng đến đánh giá thi đua phân loại, khen thưởng năm học. Do đó, trách nhiệm này nên giao cho chính quyền địa phương, cơ quan bảo hiểm, "nhà trường chỉ có trách nhiệm cung cấp danh sách học sinh và thực hiện phổ biến, tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh trong việc mua bảo hiểm y tế là bắt buộc".
Nữ đại biểu cũng cho rằng, cần nghiên cứu để lựa chọn hình thức đóng bảo hiểm y tế cho phù hợp, có thể có phương án để học sinh được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, trong đó vừa được nhà nước hỗ trợ đóng và được giảm trừ mức đóng theo thứ tự.
Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Đoàn Kiên Giang) cũng đề xuất cho phép học sinh được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Đại biểu này cũng cho rằng, dự luật mới nên giữ quy định mức đóng bảo hiểm của học sinh bằng 4,5% mức lương cơ sở, không nên tăng quá cao. Lý giải về đề xuất này, bà Hằng cho hay, từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở đã tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm thực tế cũng tăng theo. Do đó, nên duy trì mức đóng 4,5%, để tạo cân bằng thu nhập của người dân.
Nữ đại biểu Châu Quỳnh Dao kiến nghị Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ ngân sách tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để tiến tới đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình) cũng đề nghị tăng hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên lên 50% và đóng theo cơ sở giáo dục đào tạo mà không để tự lựa chọn hình thức đóng.
Hà CườngDự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Dự Luật tập trung 4 nhóm chính sách:
- Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan;
- Điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn;
- Điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.
Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành có tính cấp bách, có đầy đủ thông tin, dữ liệu, đạt được sự đồng thuận, trong đó có các quy định về chuyển từ 4 tuyến khám bệnh, chữa bệnh sang 3 cấp chuyên môn kỹ thuật để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đồng bộ với Luật khám bệnh, chữa bệnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- ·Hỗn loạn chờ đăng ký chỗ ở ký túc xá, Đại học Bách khoa Hà Nội nói gì?
- ·Phụ huynh bỏ làm, thấp thỏm chờ kết quả con vào trường Tây Mỗ 3
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Danh tướng nào có màn cướp dâu chấn động sử Việt?
- ·Nguyên nhân gần 2.800 bài thi vào lớp 10 Thái Bình bị sai điểm
- ·Nguyên nhân gần 2.800 bài thi vào lớp 10 Thái Bình bị sai điểm
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Giá thuê ký túc xá các trường đại học ở TP.HCM cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Trường Tây Mỗ 3 không tiếp nhận thêm học sinh
- ·Nhiều người mắc lỗi chính tả: 'Suôn sẻ' hay 'suôn xẻ'?
- ·Lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học: Gần như 'trắng' giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học: Gần như 'trắng' giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật
- ·TP.HCM quy định 5 khoản tiền không được thu đầu năm học mới
- ·Màn bứt tốc ấn tượng giúp nữ sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế tuần Olympia
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Nghỉ 2/9, thay vì đi chơi Gen Z chọn 'ngủ nướng và bấm điện thoại'