【tỷ kèo bóng đá hôm nay】Việt Nam chuẩn bị năng lực chẩn đoán, điều trị với dịch đậu mùa khỉ
Phó giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ
Phó giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vaccin đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dự trữ vaccine đậu mùa.
Vì vậy, ngành y tế đang tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh đậu mùa khỉ tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế và cần xây dựng các kịch bản đối phó.
Tập huấn cho các cơ sở y tế
Tại cuộc họp khẩn của ngành y tế chiều 24-7 bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ đang gây ra trên thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng cần có đánh giá xem tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm nhóm A hay không để có kế hoạch về sau.
Về việc phân loại bệnh đậu mùa khỉ là bệnh nhóm A hay B, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Y tế Dự phòng họp với các đơn vị đề xuất sớm. Hiện bệnh đậu mùa chung đang ở nhóm A.
Đối với công tác điều trị, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay ngay sau khi nhận thông tin bùng phát đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiến hành tập huấn cho các cơ sở y tế. Đa số ca bệnh đều là những trường hợp nhẹ, một số trường hợp có biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não, vì vậy sẽ phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng.
Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa cho rằng đường lây chính đậu mùa khỉ là do tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn, nguy cơ lây ở cơ sở y tế khá cao, vì vậy phải có phương án phòng hộ cho nhân viên y tế. Về chẩn đoán, do Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm đậu mùa khỉ, trước mắt chúng ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc, sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng.
Giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Chúng tôi đang đề nghị WHO cập nhật thêm quy trình chẩn đoán vì chúng ta chưa có quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ trong phòng thí nghiệm. Chúng ta đang đợi nhận bộ mồi và trứng dương của WHO cung cấp."
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh, do vậy cần có kịch bản ứng phó khi vào nhóm 2,3,4 cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng.
Mong muốn WHO, CDC Hoa Kỳ hỗ trợ
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng nguy cơ lây qua cửa khẩu, khách nhập cảnh lớn, do đó các địa phương cần tăng cường giám sát tại cửa khẩu, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia đang có dịch, cần có tuyên truyền, thông tin, phát tờ rơi… Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cần giám sát và phát hiện trong cộng đồng những trường hợp phát ban, nốt phỏng.
Về năng lực xét nghiệm, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, hiện nay ngành y tế đang chờ hỗ trợ về sinh phẩm xét nghiệm từ WHO, tuy nhiên theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, có thể dùng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh trong trường hợp khẩn cấp.
Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn WHO, CDC Hoa Kỳ hỗ trợ một số đơn vị ở Việt Nam các hóa chất, sinh phẩm để dùng phát hiện trường hợp nghi ngờ và ca bệnh đầu mùa.
"Chúng tôi mong muốn Bộ Y tế, WHO có khuyến cáo tạm thời dùng một số hóa chất sinh phẩm dùng trong nghiên cứu, phòng xét nghiệm trong tình huống cần khẩn cấp, tạm thời để sàng lọc ca nhiễm," Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung nói.
Bác sỹ Đỗ Hồng Hiên - chuyên gia dịch tễ, Tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết thêm về sinh phẩm xét nghiệm hiện Nhật Bản đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam một số sinh phẩm nhất định, sẽ được chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện dịch tễ Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên gia của WHO cũng cho biết do khó trong việc chẩn đoán bệnh, ca bệnh lâm sàng không điển hình vì vậy các cơ quan chức năng cần truyền thông để các ca có triệu chứng chủ động đến cơ sở khám chữa bệnh sớm để bảo vệ mình và cộng đồng.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương cũng đề nghị nhanh chóng hoàn thiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ vì không có hướng dẫn, không thể chẩn đoán ca mắc.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề xuất WHO, CDC Hoa Kỳ hỗ trợ một lượng vaccine nhất định để có thể tiêm cho nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện tại Việt Nam. Về thuốc kháng virus nếu có, Việt Nam cũng mong muốn nhận được hỗ trợ.
Theo WHO, đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Tới thời điểm 18-7-2022, WHO không khuyến cáo việc tiêm vắc xin phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi do vi rút đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Giang Thị Phương Hạnh thăm, tặng quà tại Đồng Phú
- ·Giá thịt heo chưa hạ nhiệt
- ·9 trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng, ai cũng nên biết
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Xuân biên giới
- ·Ngành thuế sẽ “cán đích” sớm
- ·Thường trực HĐND tỉnh tặng quà tại Bù Đăng
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Tử vong do nhảy lầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Chỉnh trang đô thị sẵn sàng đón tết
- ·Chậm chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
- ·Tặng 70 phần quà tết cho thanh niên công nhân
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Thời tiết ngày 22
- ·Nỗi lo dịch bệnh từ nguồn heo nhập tỉnh
- ·U Minh nỗ lực giảm nghèo
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Phủ màu xanh cho ngành thực phẩm Việt