【trực tiếp bóng đá u17 hôm nay】Thực hiện Nghị quyết xử lý nợ thuế: Đảm bảo khả thi, chặt chẽ
Xử lý nợ thuế: Đảm bảo chính sách không bị lợi dụng, trục lợi | |
Cục Thuế Hải Phòng: Tiền chậm nộp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ khó thu | |
Ngành Thuế đã thu được hơn 27,6 nghìn tỷ đồng nợ thuế | |
Nợ thuế không có khả năng thu làm mất cân đối bảng kế toán ngân sách |
Nghị quyết xử lý nợ có hiệu lực thi hành trong 3 năm. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Quy định chặt chẽ, cụ thể
Theo ông Đoàn Xuân Toản, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế), để đưa Nghị quyết xử lý nợ vào áp dụng trong thực tiễn, có hai nội dung rất quan trọng cần quy định rõ là khi nào khoanh nợ và khi nào xóa nợ tiền thuế. Với trường hợp khoanh nợ, sẽ áp dụng khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 1/7/2020 đối với người nộp thuế đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể; người nộp thuế phá sản, người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký; người nộp thuế đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, từng đối tượng khác nhau sẽ có điều kiện để thực hiện xoá nợ cụ thể. Theo đó, người nộp thuế đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vị dân sự thì cần có giấy chứng tử, hoặc giấy báo tử, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp người nộp thuế giải thể thì phải có quyết định giải thể, hoặc thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với người nộp thuế phá sản, cần có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, hoặc tòa án có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, hoặc đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan thuế phải xác định chính xác là không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế và phải có biên bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế sở tại với UBND xã, phường, thị trấn (nơi người nộp thuế có trụ sở, hoặc địa chỉ liên lạc).
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, điều kiện để xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 1/7/2020 đối với người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc này; có văn bản xác nhận giá trị bị thiệt hại của tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan thẩm định giá, hoặc cơ quan bảo hiểm; số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa tính trên số tiền nợ thuế phát sinh vượt ra ngoài giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại sau khi đã trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm.
Cũng theo ông Toản, trường hợp xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 1/7/2020 đối với người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán, phải đảm bảo các điều kiện sau: Có văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc chưa được thanh toán; có hợp đồng kinh tế ký với đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước và biên bản nghiệm thu công trình; số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa tính trên số nợ tiền thuế, nhưng số nợ tiền thuế không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chậm thanh toán.
Thông tư hướng dẫn sẽ ban hành vào tháng 5/2020
Theo ông Đoàn Xuân Toản, Nghị quyết xử lý nợ có hiệu lực thi hành trong 3 năm kể từ ngày 1/7/2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện xử lý nợ. Để kịp thời tổ chức triển khai, đảm bảo việc thi hành khả thi, chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng đối tượng cần phải có hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Hiện Tổng cục Thuế đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ, khoanh nợ, xóa nợ; quy trình thực hiện xử lý nợ để có thể kiểm tra, kiểm soát việc xử lý nợ thuế và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng xây dựng dự thảo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập các ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết ở Trung ương và địa phương; dự thảo văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố để phối hợp chỉ đạo triển khai Nghị quyết xử lý nợ tại từng địa phương cụ thể.
Ông Đoàn Xuân Toản cho biết thêm, sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, cục thuế các địa phương, dự kiến Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết xử lý nợ thuế sẽ được ban hành vào tháng 5/2020.
Mặt khác, để người nộp thuế nắm bắt được nội dung Nghị quyết xử lý nợ, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các cục thuế tăng cường thông tin tuyên truyền; phối hợp với cơ quan báo chí thực hiện truyền thông đến người dân và doanh nghiệp. Sau khi các văn bản hướng dẫn được ban hành, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cục thuế cũng như cán bộ công chức để việc triển khai thực hiện được thống nhất. Đồng thời, công khai, minh bạch các thủ tục xử lý nợ để các tổ chức, cá nhân biết và theo dõi, giám sát.
Để có thể xử lý nợ thuế ngay khi Nghị quyết có hiệu lực, Tổng cục Thuế cũng đã chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp rà soát, phân loại nợ theo từng địa bàn, từng đối tượng đảm bảo xử lý chính xác; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan để kiểm tra và xác minh thông tin người nộp thuế và thông báo công khai trên toàn quốc danh sách người nộp thuế được khoanh, xóa nợ. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kịp thời.
Ngoài việc khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, Tổng cục Thuế cũng đang triển khai xây dựng các phần mềm quản lý, theo dõi chặt chẽ việc xử lý nợ, hỗ trợ cơ quan Thuế các cấp trong việc giám sát tình hình xử lý nợ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế do cơ quan Thuế quản lý đến thời điểm 31/12/2019 là 80.830 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ trên tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý ở mức 6,3%, trong đó, tiền nợ có khả năng thu là 40.602 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,2% tổng số tiền nợ thuế; nợ thuế không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 40.228 tỷ đồng, chiếm 49,8% tổng số tiền nợ thuế. Nếu xét theo tình hình nợ thuế của các địa phương về tỷ trọng nợ thuế trên tổng thu ngân sách năm 2019, có 23/63 địa phương có tỷ lệ nợ ở mức dưới 5%; có 40/63 địa phương có tỷ lệ nợ ở mức trên 5%. Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý đã giảm 0,4% so với năm 2018. Tuy nhiên, tổng nợ trên tổng thu vẫn còn cao so với mục tiêu đặt ra là dưới 5%. Theo Tổng cục Thuế, nguyên nhân dẫn đến việc nợ thuế tăng do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán; tài sản đã thế chấp tại ngân hàng dẫn đến không nộp ngay, nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Xây dựng hệ thống kho dự trữ nhà nước: Hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu bảo quản hàng hóa
- ·Từ đầu năm đến hết ngày 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 343,65 tỷ USD
- ·Tôn vinh 14 sáng kiến vì cộng đồng 2018
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Bắc Giang: Giải ngân đạt hơn 42% kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Khai trương Trung tâm Hợp tác Văn hóa
- ·Mở rộng thị trường Halal
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Hòa Bình: 9 tháng phải thu ngân sách đạt trên 3.000 tỷ đồng
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Thị trường Halal 5.000 tỷ USD mỗi năm: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Bộ Tài chính dẫn đầu chỉ số mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
- ·Giá gạo xuất khẩu sẽ tăng đến đâu?
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·WCO hồi đáp về mã số HS sản phẩm Oil Omega
- ·Kho bạc bắt tay ngân hàng tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch
- ·Tập huấn chuyên sâu về thương mại điện tử cho doanh nghiệp Khánh Hòa
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước sẽ được điều chỉnh hàng năm