【xem keo bong 88】Đề nghị bổ sung nội dung về điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Đềnghịbổsungnộidungvềđiềuchỉnhcụcbộquyhoạxem keo bong 88 Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An nêu, theo Báo cáo thẩm tra số 3266/BC-UBKT15 của Ủy ban Kinh tế: Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét ban hành Luật Địa chất và khoáng sản trong đó có đề xuất sửa đổi một số nội dung về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch tỉnh mà nếu không đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay các quy định có liên quan đến các nội dung nói trên tại Luật Quy hoạch là chưa phù hợp. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của dự án Luật sửa đổi 4 Luật (cụ thể là Luật Quy hoạch) với hệ thống pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến nội dung quy hoạch khoáng sản, đại biểu Tuấn Anh kiến nghị cụ thể như sau:
Thứ nhất, bổ sung nội dung về điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Theo đại biểu Tuấn Anh, hiện nay, Điều 15 dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản quy định về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, trong đó có nội dung: “Việc điều chỉnh cục bộ đối với quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về địa chất và khoáng sản; Chính phủ quy định các trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoáng sản, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản theo trình tự, thủ tục rút gọn”. Nội dung này đã được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội (tại Báo cáo số 724/BC-CP, ngày 25/10/2024 của Chính phủ về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản). Ngoài ra, nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch cũng đã có tiền lệ quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Tài nguyên nước.
Mặc dù trong dự thảo Luật Quy hoạch đã bổ sung Điều 54a về điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, quy định này sẽ không phù hợp với một số trường hợp khi cần điều chỉnh ngay trong nội bộ một khu vực quy hoạch (như thay đổi, chỉnh lý tên khu vực khoáng sản, tên loại khoáng sản, tài nguyên, trữ lượng, tọa độ điểm khép góc,...) hoặc khi cần điều chỉnh cục bộ phương án quản lý về địa chất khoáng sản được tích hợp trong quy hoạch tỉnh (ví dụ như trường hợp một số mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần huy động gấp để phục vụ thi công dự án đường cao tốc, dự án đầu tư công khẩn cấp,…). Việc điều chỉnh cục bộ này cần thủ tục đơn giản, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn.
Do đó, đại biểu Tuấn Anh đề nghị tại khoản 15 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi 4 Luật cần xem xét, bổ sung nội dung về điều chỉnh cục bộ quy hoạch, như quy hoạch khoáng sản được thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều ngày 06/11
Thứ hai, về thẩm quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Để bảo đảm mục tiêu rút gọn, giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn, gắn với trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch thì việc xem xét phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cho Bộ, chính quyền địa phương trong trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch là cần thiết. Việc tăng cường thẩm quyền cho Bộ, chính quyền địa phương vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vừa gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp.
Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung điểm c khoản 3 Điều 54a nội dung phân cấp thẩm quyền quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch như sau: “Đối với quy hoạch ngành quốc gia, Bộ trưởng chủ trì lập quy hoạch ngành quốc gia phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với quy hoạch tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo trình tự rút gọn".
Đồng thời, theo đại biểu Tuấn Anh, dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang quy định về điều chỉnh phương án quản lý về địa chất, khoáng sản. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung điểm n khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch như sau: “Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn; phương án quản lý về địa chất, khoáng sản” nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.
Đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An nhấn mạnh, thực tế phát triển kinh tế - xã hội đã phát sinh nhiều tình huống cần điều chỉnh ngay nội dung quy hoạch khoáng sản như thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc cần vật liệu để đắp nền trong khi các quy hoạch tỉnh không đáp ứng về số lượng, tiến độ, thiếu các mỏ vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp hoặc trong quá trình thực hiện quy hoạch tỉnh có sự mâu thuẫn với quy hoạch khoáng sản quốc gia, dẫn đến phải điều chỉnh ngay (như việc chồng lấn, mâu thuẫn với khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác bô-xit, ti tan tại các tỉnh: Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng). Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung 3 nội dung nêu trên khi sửa đổi Luật Quy hoạch lần này là để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tháo gỡ triệt để những vướng mắc thực tiễn đặt ra. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo phương châm: Bộ và địa phương quyết định, thực hiện và chịu trách nhiệm trong khi Quốc hội, Chính phủ tăng cường kiểm tra, giám sát.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Việc xây dựng, ban hành 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn; tiếp tục tăng cường phân quyền cho địa phương trong hoạt động thực hiện quy hoạch, hoạt động đầu tư, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quyết định các nội dung trong quy trình, thủ tục đấu thầu./.
ND
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Slovenia to prompt EC to remove IUU yellow card for Việt Nam
- ·PM calls for greater investment in science and technology
- ·Việt Nam demands China withdraw survey ship, vessels from Vietnamese waters
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Parliaments should play stronger role in protecting environment: NA Vice Chairman
- ·Việt Nam – important economic partner of Australia: Top diplomat
- ·Immediate solutions needed to address slow disbursement of public investment capital
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Draft version of Revised Law on Protection of Consumer Rights under discussion
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Deputy PM Quang holds talks with Sri Lankan President, Japanese House Speaker
- ·Settlement rate of voters’ petitions sent to legislature reaches 99.8%: report
- ·Top legislator of Việt Nam meets with visiting Australian PM
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·President welcomes United Russia Party Chairman Medvedev’s visit
- ·PM’s trip to Japan, attendance at G7 expanded summit a success: Foreign Minister
- ·Australian PM arrives in Hà Nội, beginning official visit to Việt Nam
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·State leader extends greetings on Lord Buddha’s birth anniversary in HCM City