【kết quả trận america】Văn hoá công sở
Có thể thấy, văn hoá công sở nói chung, văn hoá giao tiếp nơi công sở nói riêng được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó không ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.
Vấn đề xây dựng văn hoá công sở, thực chất là xây dựng giá trị riêng của bản thân mỗi người thông qua việc hình thành những thói quen, lề lối làm việc khoa học, theo trật tự kỷ cương, với phong cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở là điều hết sức quan trọng, không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người.
Yếu tố cấu thành văn hoá công sở, trong đó một trong những yếu tố then chốt là văn hoá giao tiếp. Giao tiếp nơi công sở luôn đòi hỏi sự chuẩn mực về văn hoá, thể hiện chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học, văn minh của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) đề ra.
Tiếp đón nhiệt tình, hướng dẫn cặn kẽ - nét đẹp thường thấy tại Bộ phận “Một cửa” hiện nay. Ảnh: HỒNG NHUNG |
Thành ngữ Việt Nam có câu "Một chào, hai dạ, ba thưa - Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường". Từ bao đời nay, lời chào trở thành nét đẹp văn hoá trong giao tiếp của người Việt Nam, được ông bà ta quan tâm, ý thức giáo dục con cái từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành. Ở mỗi nơi, tuỳ thuộc mối quan hệ, phong tục, tập quán của từng địa phương, dân tộc có những cách thể hiện chào hỏi khác nhau và chào hỏi luôn được xem là giá trị đạo đức của cá nhân, gia đình và xã hội.
Tại công sở, những giá trị văn hoá của lời chào được nâng lên như một nghệ thuật trong giao tiếp và có những nguyên tắc rất rõ ràng như, nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào già trước, người đến sau chào người đến trước, người từ ngoài vào chào người ở trong phòng... Việc chào hỏi được xem như một nghi thức quan trọng đầu tiên trong mối quan hệ giao tiếp, giữa cấp dưới với cấp trên, với đối tác, với đồng nghiệp và các mối quan hệ khác. Hình thức thể hiện và thái độ chào hỏi phải phù hợp với tuổi tác, chức vụ, môi trường công tác và tuỳ những mối quan hệ cụ thể, song phải đảm bảo những giá trị về văn hoá, đạo đức.
Hiện nay, tại nơi công sở, nhiều cơ quan hành chính Nhà nước dần hình thành những nét đẹp trong văn hoá chào hỏi. Ðối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức, dường như việc chào hỏi trở thành nếp quen... Với đồng nghiệp buổi sáng đầu tuần, hay bắt đầu ngày làm việc mới nở nụ cười chào, chúc nhau một ngày vui vẻ. Kết thúc một tuần làm việc, đồng nghiệp chào nhau bằng một lời chúc "Chúc ngày nghỉ vui vẻ".
Hay một cái bắt tay, một câu hỏi thăm sau những ngày công tác dài trở về sẽ tạo nên không khí thân thiện, sôi nổi, đầy sức sống trong cơ quan, đơn vị. Có thể nói, chào hỏi ở công sở trở thành công cụ thể hiện tình cảm, sự gần gũi, nuôi dưỡng mối đoàn kết trong nội bộ tổ chức và mỗi cá nhân.
Trong thực hiện công vụ, giao tiếp với công dân, chào hỏi và thái độ chào hỏi niềm nở thể hiện rất rõ trình độ, phẩm chất của người cán bộ, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và sẵn sàng phục vụ yêu cầu của công dân, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức gần dân và vì dân.
Tuy nhiên, những nét chưa đẹp trong văn hoá chào hỏi hiện nay còn ở nhiều nơi trong cơ quan hành chính Nhà nước. Ðiều này cho thấy, tâm lý cai trị, lệ thuộc, xem thường mối quan hệ của tổ chức, cá nhân với thái độ “cai trị” vẫn đang tồn tại, thể hiện qua cách giao tiếp trống không: “Có việc gì không?”, “Ði đâu đó?”, “Ðến có việc gì?”, “Sao gần hết giờ mới đến” với những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng. Cách chào hỏi, giao tiếp này thể hiện tư duy cửa quyền, hách dịch, không những làm mất đi thiện cảm của công dân với cơ quan Nhà nước mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng môi trường văn hoá công sở thân thiện, văn minh, lịch sự.
Xây dựng nét đẹp trong văn hoá chào hỏi nơi công sở nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Hiện nay, ngay từ cổng vào của các cơ quan hành chính Nhà nước chúng ta thường gặp biển cảnh báo “Xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ” rất khô cứng, mệnh lệnh, phản cảm từ cái nhìn đầu tiên. Nên chăng thay thế bằng những câu khác nhẹ nhàng hơn có lẽ sẽ dễ gây thiện cảm và ấn tượng ban đầu tốt đẹp về cơ quan, tổ chức.
Cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp công dân phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, ghi chép đầy đủ các nội dung phản ánh, đề xuất, kiến nghị của công dân; hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến phạm vi, thẩm quyền giải quyết công việc theo quy định của pháp luật; xưng hô đúng mực và trả lời những yêu cầu chính đáng của công dân. Những lời mở đầu và cách chào hỏi có văn hoá thể hiện phong cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, từ đó tạo bầu không khí cởi mở, giúp cán bộ, công chức cũng như người dân đến liên hệ công tác hứng khởi khi làm việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng giải quyết công việc.
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột, không nói lớn tiếng làm ảnh hưởng tới người khác. Thực trạng giao tiếp qua điện thoại ở công sở vẫn còn nhiều điều cần thay đổi. Nhiều khi, người sử dụng điện thoại bỏ quên các bước chào, hỏi, xin lỗi, cảm ơn... mà thường là dùng các câu hỏi thiếu chủ ngữ như "ai đấy", "có việc gì", "gặp ai"... hoặc “Alô” thật to, nói oang oang làm người nghe và người xung quanh khó chịu.
Cũng có nhiều trường hợp, cán bộ, công chức lạm dụng điện thoại cơ quan hằng giờ để giải quyết nhiều việc riêng, thăm hỏi họ hàng… Do vậy, giao tiếp qua điện thoại cũng là một kỹ năng cần được quan tâm và có ý thức rèn luyện, thay đổi phong cách.
Có thể thấy, văn hoá công sở nói chung, văn hoá giao tiếp nơi công sở nói riêng được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó không ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.
Ðể tạo nét văn hoá riêng cho mỗi công sở đòi hỏi phải có sự đồng thuận, cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Tự bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải coi đây là nhiệm vụ không thể thiếu của mình khi thi hành công vụ.
Hoàn thiện xây dựng văn hoá công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Ðảng đã đề ra.
Ðể làm được điều đó, mỗi cán bộ, công chức phải luôn quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình, có ý thức tôn trọng kỷ luật cơ quan, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, giữ gìn hình ảnh và danh dự của cơ quan, đơn vị./.
Phạm Quốc Sử
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định