【kết quả sivasspor】Giúp lao động nông thôn ly nông bất ly hương
(CMO) Từng là người xa xứ đi lao động ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, anh Hồ Chí Công (Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) đem vốn kiến thức và kinh nghiệm về xây dựng cơ sở may gia công An Khang trên chính mảnh đất quê hương. Từ đó thu hút nhiều lao động nông thôn, nhất là chị em phụ nữ đến làm việc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.
Sau nhiều năm bám đất nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu thốn, anh Công quyết định rời quê đi tìm việc làm. Qua nhiều công ty giày dép tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, anh thành thạo nghề may giày dép các loại. Sau khi lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thanh Vân và tích luỹ được ít vốn, tháng 8/2018, vợ chồng anh quyết định trở về quê mở cơ sở may gia công giày dép.
Tại cơ sở An Khang, một lao động thành thạo có thể kiếm được 3-4 triệu đồng/tháng. |
Hiện cơ sở của anh trang bị hơn 40 máy may, các nguyên vật liệu được lấy từ Vũng Tàu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, anh nhận đơn hàng may gia công theo mẫu mã có sẵn. Cơ sở đã liên kết với khoảng 20 doanh nghiệp nhận hàng về gia công, chủ yếu là các loại giày da nam, nữ. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của anh Công may trên 25 ngàn đôi.
Bình quân mỗi lao động tại cơ sở An Khang có thu nhập mới vào nghề là 2,5 triệu đồng với thời gian làm việc 8 tiếng/ngày. Tuỳ vào khả năng và nếu số lượng đơn hàng nhiều, mỗi lao động khi tăng ca có thể thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng. Công việc khá nhẹ nhàng, bao gồm các công đoạn may lót, gò biên, may dây kéo, chập gót, may chân gò...
Gắn bó với cơ sở An Khang hơn 8 tháng qua, chị Ngô Kiều Diễm (Ấp 14, xã Khánh Hoà) chia sẻ: “Mỗi ngày chạy xe đi làm chỉ 10 phút. Nếu hàng về đều, cố gắng tăng ca thêm vài giờ, mỗi tháng có thể kiếm được từ 3-4 triệu đồng trang trải trong gia đình và cho con đi học”.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, em Trịnh Gia Huy (19 tuổi, ở thị trấn U Minh) dở dang việc học từ đầu năm lớp 12. Không có bằng cấp nên để xin được công việc với thanh niên trẻ không phải là chuyện dễ dàng. Không chọn đi xa quê, Huy quyết định tìm việc làm gần nhà để phụ giúp gia đình. Huy nói: “Được giới thiệu có cơ sở may gia công ở ngay vùng nông thôn, nên em và mẹ xin vào học nghề và làm hơn 6 tháng nay. Các công đoạn gia công ở đây rất nhẹ nhàng, chỉ cần tỉ mỉ và tập trung là làm được. Bây giờ em đang làm công đoạn gò biên, mỗi tháng có thể kiếm được trung bình từ 2,5-4 triệu đồng. Ba em làm nghề sửa xe máy, còn em và mẹ đi làm có thể kiếm được vài triệu đồng để xoay xở trong nhà và lo cho đứa em trai đang học lớp 9”.
Khi mới thành lập, cơ sở của anh Hồ Chí Công chỉ có 10 lao động, chủ yếu là phụ nữ ở xóm. Đến nay có hơn 60 lao động là phụ nữ và thanh niên, không chỉ trong xã Khánh Hoà mà còn ở Khánh Thuận và thị trấn U Minh.
Với những kết quả đạt được ban đầu, vợ chồng anh Công có ý định mở rộng thêm. Chị Vân bày tỏ: “Chi phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu và trả lương cho công nhân đến nay đã hơn 1 tỷ đồng. Nếu với tiến độ như hiện nay, có thể phải mất 4-5 tháng nữa cơ sở mới có lợi nhuận. Dù vậy, tôi vẫn muốn mở rộng thêm để lao động của mình có nơi làm việc thoải mái, ổn định thì họ mới gắn bó lâu dài, góp phần để bà con vùng nông thôn có việc làm ổn định. Ở đây, khi tay nghề được phát triển thì mức lương và thu nhập của lao động cũng sẽ tăng dần, nếu gắn bó với cơ sở từ 2 năm trở lên mức lương của họ trung bình từ 6-7 triệu đồng/tháng”.
Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hoà Phạm Hồng Ngự thông tin: “Hiện tại, lao động tại địa phương đi làm ăn xa rất nhiều. Vì vậy, thời gian qua, cơ sở An Khang không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở địa phương mà còn tạo việc làm cho lao động ở các vùng lân cận. Mong rằng các ngành chức năng sẽ hỗ trợ cùng chính quyền địa phương tạo điều kiện cho cơ sở này mở rộng phát triển. Từ đó, góp phần giảm bớt tình trạng lao động nông thôn phải xa quê để tìm việc làm ở các tỉnh, thành phố khác”.
Lao động xa quê phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ đi lại, ăn, ở cho đến chuyện học hành, nuôi dạy con cái. Bám đất không đem lại cuộc sống ấm no thì việc người dân đi làm ăn xa xứ là điều tất yếu. Để người dân gắn bó với quê hương, rất cần những người tiên phong gầy dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn với nông thôn. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp cùng sát cánh với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm ổn định, phát triển cuộc sống ngay tại mảnh đất quê hương./.
Trịnh Mơ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·NA Standing Committee applauds organisation of the first extraordinary session
- ·Investment, electricity law amendments discussed at NA extraordinary session
- ·Former HCM City Party leader gets 10
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Việt Nam, Cambodia enjoy thriving ties: Foreign Ministers
- ·Deputy Minister of Health receives reprimand
- ·HCM City eyes 4 key tasks in 2022
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Extraordinary National Assembly meeting continues
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Việt Nam, Laos agree to boost special ties
- ·President Nguyễn Xuân Phúc extends New Year greetings
- ·PM directs roadmap to welcome foreign visitors
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Former vice secretary of HCMC Party Committee facing 12
- ·Party General Secretary receives Lao Prime Minister
- ·Penalties upheld for members of ‘Báo sạch’ group
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Việt Nam considered a key pillar for India's Look East policy in Southeast Asia: NA chairman