【kết quả giải vô địch quốc gia ba lan】Phát triển nuôi biển theo hướng bền vững
Là một trong những địa phương sở hữu thế mạnh sẵn có trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản với 2.077 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000 ha bãi triều, trên 20.000ha eo, vịnh và tài nguyên sinh vật biển đa dạng, phong phú. Để duy trì sản lượng đánh bắt cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực phát triển kinh tế thủy sản. Trong đó, nuôi biển là lĩnh vực được quan tâm, chú trọng, đóng góp mạnh mẽ vào việc thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Tỉnh đồng thời đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm, có định hướng, đây cũng là điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn ngành thủy hải sản chọn Quảng Ninh là “bến đỗ” để phát triển.
Cùng với đó, hàng loạt giải pháp theo hướng “tăng nuôi trồng, giảm khai thác” đã được tỉnh chú trọng áp dụng như tập trung khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao, giảm nuôi tự nhiên, quảng canh. Đáng chú ý, ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng trở thành hướng phát triển mũi nhọn tại nhiều cơ sở sản xuất, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, tỉnh đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy sản tại hầu hết các địa phương ven biển, trong đó chú trọng đến những vùng trọng điểm, có số lượng lớn tàu thuyền thường xuyên neo đậu, có hoạt động khai thác, nuôi trồng như Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng, Quảng Ninh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế này. Hiện trên địa bàn tỉnh vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị chưa nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có tính liên kết, hiệu quả thấp, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh, thị trường. Công tác dự báo thị trường, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu giống, sản phẩm thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nên xuất khẩu thường gặp khó khăn...Cùng với đó là những vướng mắc liên quan tới quy hoạch vùng nuôi; chủ trương, chính sách liên quan tới việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Nghị định số 11/2021/NĐ-CP; việc cung cấp con giống còn yếu, lượng giống sản xuất tại Quảng Ninh rất ít, trong khi tỉnh đã có trung tâm sản xuất giống; vấn đề ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến việc nuôi trồng, chất lượng sản phẩm thủy sản…
Đây là những rào cản khá lớn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này của tỉnh. Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), nhấn mạnh: Quảng Ninh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong giao thương là địa phương tiếp giáp với thị trường tiêu thụ rất lớn từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, với lợi thế từ phát triển du lịch kéo theo nhu cầu về sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa từ khách du lịch rất lớn. Đồng thời có hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt, là địa phương gắn trực tiếp với ngư trường Vịnh Bắc Bộ với nguồn lợi hải sản phong phú… Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ hội cho ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh phát triển trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc xây dựng các giải pháp và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hết sức quan trọng sẽ tạo ra cú hích để xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành trung tâm nuôi trồng thủy sản phía Bắc.
Trên thực tế, trong định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh cũng xác định phấn đấu trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc, tập trung phát triển nhanh các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi công nghệ cao, công nghệ mới; xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thuỷ sản của khu vực phía Bắc. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh ước đạt hơn 31 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gấp hai lần so với năm 2020; tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 228 nghìn tấn; tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 487 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 50 nghìn lao động. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất ba khu, vùng nuôi trồng thủy sản được công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời từng bước tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hiện tỉnh đã định hướng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cũng như ứng dụng KHCN trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt ưu tiên các mô hình hợp tác công - tư, sản xuất theo chuỗi. Chỉ tỉnh riêng năm 2022, tỉnh đã thu hút được 3 dự án nuôi trồng thủy sản biển công nghiệp hiện đại. Trong đó, có 2 dự án kết hợp dịch vụ, du lịch trải nghiệm với tổng trị giá đầu tư 250 tỷ đồng. Hiện các dự án đang trong quá trình đề xuất, lấy ý kiến thẩm định triển khai trên địa bàn. Cùng với đó phối hợp với TP Hải Phòng xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn, đặc biệt là chuyển nuôi biển tự phát, quy mô nhỏ sang nuôi thương mại, quy mô lớn; đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất tới cung ứng giống, thức ăn, vật liệu đầu vào cho đến chế biến và thương mại; nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường…
Ngành nông nghiệp Quảng Ninh cũng đã và đang tích cực thực hiện quan trắc đánh giá môi trường nuôi, hỗ trợ các địa phương, người nuôi trồng thủy, hải sản về mức độ ô nhiễm môi trường nuôi, để có quy trình xử lý phù hợp, an toàn dịch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy, hải sản. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, cấp mã vùng nuôi, kỹ thuật nuôi cho từng loài thủy, hải sản đảm bảo phù hợp với sức tải môi trường. Đặc biệt, hướng đến quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, đẩy lùi tình trạng người dân tự phát trong nuôi trồng thủy hải sản, ngành ngành nông nghiệp còn phối hợp với các ngành chức năng rà soát, phân vùng chức năng không gian biển, xác định rõ những khu vực có khả năng nuôi trồng thủy sản theo từng loài nuôi cụ thể; xây dựng phương án giao khu vực biển theo quy định Nghị định 11/2021/NĐ-CP của Chính phủ; sớm hình thành trung tâm giao dịch nông, lâm, thủy sản quốc tế tại Móng Cái, Khu neo đậu tránh trú bão, kết hợp hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ tại Cô Tô; tham mưu, xây dựng chính sách hỗ trợ cho ngư dân nuôi trồng đúng quy định, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thay thế phao xốp và các loại vật liệu gây ô nhiễm môi trường nuôi; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, nuôi trồng không được cấp phép, vi phạm.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật
- ·Sẽ đưa xe kéo tay giá 1,5 tỷ của mẹ vua Thành Thái về nước
- ·Nhân ngày Sách Việt Nam, nghĩ về văn hóa đọc
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Những điểm đến đông đúc nhất thế giới
- ·Tuyên truyền về nếp sống văn hóa không chỉ là tổ chức hội nghị
- ·Vẻ đẹp đất và người Nam Trung Bộ
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Giáo hội Phật giáo huyện Hớn Quản tổ chức Đại lễ Phật đản
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Những hòn đảo toàn động vật trên thế giới
- ·Về Suối Đôi vui xuân cùng đồng bào Tày, Nùng
- ·Lung linh mùa xuân trong nắng miền Tây Bắc
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Lễ hội kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi
- ·Chuột Mickey xuất hiện trong Disney live đến VN
- ·Vẻ đẹp đất và người Nam Trung Bộ
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·10 tour du lịch đêm hấp dẫn nhất thế giới