【kết quả lượt đi cúp c2】Năm 2020, khách quốc tế đến châu Á
Du lịch hiện là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự bùng phát của COVID-19,ămkháchquốctếđếnchâuÁkết quả lượt đi cúp c2 tác động đến cả cung và cầu du lịch. Cuối tuần vừa qua, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra đánh giá ban đầu về thiệt hại của du lịch toàn cầu năm 2020.
Theo đánh giá ban đầu, UNWTO ước tính năm 2020 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu có thể giảm từ 1% đến 3%; thay vì mức tăng 3% đến 4% được UNWTO dự báo vào đầu tháng 1/2020.
Lượng khách quốc tế giảm dẫn đến tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến giảm từ 30 đến 50 tỷ USD.
Du khách quốc tế đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. |
Trong đó, châu Á và Thái Bình Dương được dự báo sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với sự sụt giảm khách dự kiến từ 9% đến 12%. Trước đó vào tháng 1/2020, UNWTO dự báo khu vực này tăng trưởng 5% - 6% năm nay.
UNWTO cho biết, đối với các khu vực khác trên thế giới còn cần phải tính toán thêm do ở đó dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UNWTO cũng cho rằng còn quá sớm để ước tính tác động đầy đủ của COVID-19 đối với du lịch toàn cầu. Đồng thời, nhấn mạnh rằng những số liệu này cần được xem xét một cách thận trọng và có thể sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế.
UNWTO nhận định, ngành Du lịch đang ở giai đoạn cam go nhất, có thể tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Những tác động gần như ngay lập tức đối với ngành công nghiệp không khói đến từ sự sụt giảm khách du lịch Trung Quốc. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, ước tính có khoảng 200 triệu lượt khách Trung Quốc du lịch nước ngoài hằng năm, đồng thời đây cũng là đối tượng khách chi tiêu hàng đầu thế giới với khoảng 277 tỷ USD/năm.
Số liệu do Hội đồng Lữ hành và du lịch thế giới (WTTC) phối hợp cùng Công ty Nghiên cứu Oxford Economics tính toán sơ bộ cho thấy, dịch bệnh sẽ khiến du lịch toàn cầu thiệt hại ít nhất 22 tỷ USD do giảm chi tiêu từ du khách Trung Quốc. Chính quyền nước này đã kêu gọi người dân hoãn các chuyến du lịch nước ngoài nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Những nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn là những nơi phụ thuộc nhiều vào nguồn khách từ Trung Quốc đại lục, như các vùng lãnh thổ Hồng Kông và Macao (Trung Quốc), Campuchia, Philippines, Thái Lan...
Tính toán của WTTC và Oxford Economics đưa ra dựa trên kinh nghiệm về các cuộc khủng hoảng trước đó như Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) hay dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm mùa) và dựa trên những thiệt hại do số lượng khách du lịch Trung Quốc sụt giảm trong những tuần gần đây. Nhưng đây mới chỉ là kịch bản khả quan nhất với giả định lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài giảm 7%. Trên thực tế, mức thiệt hại có thể tăng gấp đôi là 49 tỷ USD nếu dịch Covid-19 kéo dài và thậm chí đã có dự đoán rằng ngành Du lịch toàn cầu sẽ mất đi 80 tỷ USD lợi nhuận. Phải mất ít nhất một năm, ngành Du lịch mới có thể phục hồi sau những tác động to lớn của dịch bệnh.
Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực có thể xuất phát từ việc sụt giảm lượng du khách từ các khu vực khác do cảm giác e ngại rủi ro, nhất là tại các quốc gia ghi nhận thêm trường hợp nhiễm và tử vong do dịch bệnh. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đã giảm đáng kể do dịch Covid-19. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), giao thông hàng không toàn cầu ước tính giảm 4,7% trong năm nay do sụt giảm lượng du khách. Trong khi đó, tỷ lệ đặt phòng khách sạn cũng đã giảm 11% kể từ khi dịch bệnh bùng phát và khiến ngành công nghiệp không khói của thế giới thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD.
Để hạn chế tác động của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã nhanh chóng đưa ra một số biện pháp ứng phó nhằm hỗ trợ ngành Du lịch vượt qua giai đoạn cam go. Chương trình vốn vay ưu đãi và tạm hoãn đóng thuế thu nhập trong 6 tháng dành cho các công ty lữ hành bị tác động bởi dịch bệnh đã được Chính phủ Thái Lan thông qua. Đồng thời Chính phủ Thái Lan cũng cân nhắc các biện pháp bổ sung nhằm kích thích du lịch nội địa và chuyển hướng sang các thị trường khác ngoài Trung Quốc như: ASEAN, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, Mỹ và Mexico. Còn tại Hàn Quốc, các khách sạn, nhà nghỉ sẽ được miễn giảm thuế tài sản, trong khi Chính phủ nước này lên kế hoạch hỗ trợ vốn khẩn cấp cho các hãng hàng không giá rẻ…
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNWTO đã ra tuyên bố chung, khẳng định sự hợp tác trong việc hướng dẫn ngành Du lịch trước dịch Covid-19. Trong đó, ngành Du lịch cam kết đặt tiêu chí an toàn cho người dân lên hàng đầu, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm lĩnh vực này có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch Covid-19. Đó cũng là cách để ngành Du lịch toàn cầu thoát khỏi cơn lao đao.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Tin bão số 1: Cập nhật tin tức mới nhất về cơn bão số 1
- ·Tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng 8 người trong ngày đầu nghỉ lễ
- ·Từ vụ sốc phản vệ ở Hòa Bình, phanh phui nhiều sai phạm
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Tin mới: Hà Nội cấm các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 1, lớp 6
- ·Cận nghỉ lễ 30/4
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Lưu ý hồ sơ thi các trường quân đội
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Dự báo thời tiết hôm nay và ngày mai 1/6: Bắc bộ có nơi nắng nóng 40 độ
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Kinh hãi cảnh chen lấn, kẹt xe kì nghỉ lễ cả Bắc lẫn Nam
- ·Quảng Ninh: Thu nhập bình quân đầu người trên 80 triệu đồng/năm
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh Hóa xử lí cán bộ dùng xe công đi lễ hội
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Đáp án môn Sinh học mã đề 211, 221, 215, 217 chuẩn xác nhất
- ·Cuộc chiến khốc liệt giữa taxi truyền thống và Uber, Grab: Bộ Giao thông, Công thương lên tiếng
- ·Thái Nguyên nói gì về vụ bổ nhiệm 'thừa' 23 cán bộ tại Sở NN&PTNT
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Hôm nay bắt đầu xử lý phương tiện lấn làn xe buýt nhanh BRT