【ty le ca cuoc 88】Quảng Ninh, Hải Phòng xếp thứ nhất và thứ hai về Chỉ số PAR INDEX 2023
Việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân về phục vụ hành chính và cải cách hành chính được Bộ Nội vụ - Cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính phủ triển khai hàng năm.
TheảngNinhHảiPhòngxếpthứnhấtvàthứhaivềChỉsốty le ca cuoc 88o đánh giá của Cơ quan thường trực, người dân hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước năm 2023 ở mức 82,66%, tăng trên 2,60 điểm so với năm 2022. Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước ở 63 tỉnh, thành phố nằm trong khoảng 75,03%-90,61%.
Bảng Chỉ số PAR INDEX năm 2023 của các tỉnh, thành phố trong cả nước |
Đối với Chỉ số PAR INDEX, kết quả đạt được của các bộ, ngành và UBND các địa phương khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, Chỉ số PAR INDEX năm 2023 của các tỉnh, thành phố đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực, giá trị trung bình năm 2023 đạt 86,98%, cao hơn 2,19% so với năm 2022, đây là năm thứ 5 liên tiếp có Chỉ số cải cách hành chính của các địa phương đạt giá trị trung bình trên 80%.
Theo đó, Quảng Ninh năm 2023 tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số PAR INDEX, với kết quả đạt 92,18%; thứ hai là Hải Phòng đạt 91,87%; thứ ba là Hà Nội đạt 91,43%; Bắc Giang đạt 91,16%. Như vậy, từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh có 6 lần đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số PAR INDEX cả nước (2017 đến năm 2020 và 2022 - 2023).
Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số SIPAS và PAR INDEX năm 2023. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
Đối với chỉ số Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS), tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu với kết quả đạt 90,61%, đánh dấu năm thứ 5 năm liên tục giữ vị trí dẫn đầu Chỉ số SIPAS (2019 - 2023). Đứng thứ hai tỉnh Thái Nguyên đạt 90,29%; thứ ba tỉnh Hải Dương đạt 90,23%.
Tại tỉnh Quảng Ninh, hành trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Ninh đã trở thành thương hiệu của tỉnh về một “Điểm đến đầu tư an toàn, thuận lợi, minh bạch, hấp dẫn và thành công”. Với phương châm “Chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc, chỉ có nhìn về phía trước để tiến lên”, Quảng Ninh hiểu rõ việc giành được vị thế, thứ hạng các chỉ số đã khó, giữ vững được vị thế, thứ hạng chỉ số càng khó khăn hơn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh là nơi thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh |
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo, không ngừng nỗ lực, bền bỉ vươn tới bằng tầm nhìn văn hóa, lòng tin chiến lược, trách nhiệm công vụ, động lực nội sinh để kiến tạo. Nuôi dưỡng, nâng cao niềm tin xã hội; niềm tin của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh thuộc thẩm quyền. Mở rộng sự kết nối, trao đổi thông tin, tăng cường tương tác thường xuyên giữa chính quyền các cấp với người dân và doanh nghiệp; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng.
Về phía TP. Hải Phòng, theo kết quả xếp hạng Chỉ số PAR INDEX năm 2023, Hải Phòng xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố với kết quả đạt 91,81% điểm (tăng 1,72% so với năm trước) chỉ sau Quảng Ninh.
Hải Phòng xếp hạng 2 về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023. Ảnh: Quang Thanh |
Với kết quả trên, Hải Phòng là một trong số 7 tỉnh, thành phố trong cả nước nằm trong nhóm A và là lần thứ 4 liên tiếp Chỉ số PAR INDEX của thành phố đạt kết quả chỉ số hơn 90% điểm.
Đối với Chỉ số SIPAS năm 2023, Hải Phòng đạt 88,09% điểm, cao hơn so với năm 2022 là 4,21 điểm; xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố PAR-INDEX sau Quảng Ninh, Thái Nguyên Hải Dương Hà Tĩnh (năm 2022 chỉ số SIPAS của thành phố đạt 83,88 xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố). Đáng chú ý, về chỉ số hài lòng về việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách năm 2023, Hải Phòng xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố, đạt 88,97%, sau Quảng Ninh, Thái Nguyên.
Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi sốcủa thành phố trong năm qua. Để đạt được kết quả này, Hải Phòng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính gắn với việc triển khai Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng tăng cường thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, kết quả các chỉ số cải cách hành chính tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và tổ chức để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và sự đồng thuận xã hội đối với công tác cải cách hành chính.
Cùng đó, Hải Phòng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm và công bố, công khai các cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà, đồng thời có hình thức khen thưởng phù hợp đối với cá nhân, tổ chức đạt thành tích tốt trong việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông tại các sở, ngành, đơn vị, địa phương.
Với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, Hải Phòng là thành phố nằm trong nhóm A, đạt kết quả chỉ số PAR INDEX từ 90% trở lên |
Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã ký ban hành 38 Quyết định về công bố danh mục thủ tục hành chính các lĩnh vực trên địa bàn thành phố. Có 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được niêm yết tại Bộ phận một cửa các cấp sau khi có Quyết định công bố danh mục. Đồng thời thực hiện công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng Thông tin điện tử của thành phố, Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thành phố.
Đồng thời, TP. Hải Phòng đã phê duyệt phương án cắt giảm thời gian thực hiện đối với 35 thủ tục và đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương cắt giảm thành phần hồ sơ và quy trình thực hiện đối với 3 thủ tục. Các thủ tục hành chính không cần thiết đã được cắt giảm và giảm đáng kể thời gian làm thủ tục hành chính.
Đây cũng là năm thứ 12 liên tiếp, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số PAR INDEX của các bộ, tỉnh, thành phố và là năm thứ 7 triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chỉ số PAR INDEX được xác định qua 8 chỉ số thành phần gồm: công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chínhđối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
(责任编辑:La liga)
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Công dụng của sen
- ·Hàng trăm du khách Việt bị bỏ rơi ở Thái Lan
- ·Báo cháy giả, báo cháy chậm sẽ bị phạt
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Chạm vào đường dây trung thế, cả khu vực bị cúp điện
- ·Trực tiếp M.U
- ·Ca cúm A/H1N1 đầu tiên tại TP.HCM tử vong
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Xã Bình Minh: Giúp nhau khắc phục khó khăn
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
- ·Chữa lở loét miệng
- ·Giúp dân hay hại dân?
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Đắk Lắk: Tai nạn kinh hoàng, nhiều học sinh chết đuối
- ·9.664 lượt phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV
- ·Thời tiết sẽ "chiều lòng" sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Phát hiện chất cực độc trong gừng nhập khẩu từ Trung Quốc