【tỷ lệ cá cược bóng đá thế giới】Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
Diễn biến P/E của các chỉ số VNIndex, VN30, VNX50 và VNMID. |
Tiền vào chứng khoán thu hẹp
Đi cùng với sự giằng co của chỉ số, một diễn biến đáng chú ý gần đây của thị trường chứng khoán là câu chuyện thanh khoản.
Quy mô thanh khoản trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 đạt trên ngưỡng 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chủ yếu được xây dựng trên nền tảng giao dịch sôi động trong nửa đầu năm, với nhiều phiên ghi nhận giá trị giao dịch tỷ USD.
Trong khi nửa cuối năm 2024, quy mô giao dịch ngày càng thu hẹp. Riêng tháng 12, sàn HOSE nhiều phiên đạt mức thanh khoản khớp lệnh chỉ loanh quanh ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Dòng tiền yếu, cùng sự thận trọng của nhà đầu tư, khiến các chỉ số chính biến động giằng co trong biên độ hẹp.
Theo giới phân tích, yếu tố tác động tới thanh khoản tăng cao trong nửa đầu năm nay là kỳ vọng vào việc nâng hạng thị trường, tăng trưởng kinh tế cao và xuất nhập khẩu tốt trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, thanh khoản giảm từ nửa sau năm 2024, phần lớn ảnh hưởng đến từ tỷ giá cũng như việc nhà đầu tư nước ngoài rút ròng.
Giai đoạn rút dòng mạnh nhất cũng là sau tháng 6, đồng pha với diễn biến tỷ giá tăng cao. Nhà đầu tư ngoại rút ròng với quy mô lớn. Trong giai đoạn trên, thanh khoản từ nhà đầu tư cá nhân có dấu hiệu thận trọng. Mức sụt giảm sâu nhất vào giữa và cuối tháng 11 khi thị trường có xu hướng tạo đáy.
Ở những nhóm cổ phiếu, phân khúc bluechip chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Hai nhóm trụ chính của thị trường là ngân hàng và bất động sản liên tục đi ngang, giằng co khi dòng tiền giảm mạnh. Thiếu lực cầu, một vài cổ phiếu thậm chí còn rơi về vùng giá thấp trước nhịp tăng trong quý I. Đơn cử như BID, cổ phiếu của BIDV chốt năm 2024 ở mức 37.550 đồng, chỉ tăng khoảng 2% so với đầu năm.
Dù vậy, dòng tiền cũng không hẳn sụt giảm ở mọi phân khúc. Thay vào đó, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn nhóm cổ phiếu midcap và penny, chủ yếu do việc chủ động đi tìm cơ hội để tránh những rủi ro từ áp lực bán ròng nước ngoài.
"Diễn biến này cho thấy dòng tiền trên thị trường luôn luôn có sự vận động và nhà đầu tư chủ động tìm cơ hội thích ứng với từng giai đoạn của thị trường" - ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), nhận xét.
Khi nào tiền vào chứng khoán tăng trở lại
Theo dự báo của Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, trong khoảng 3 – 6 tháng tới, thanh khoản có thể tiếp tục lình xình, đi ngang, chưa rõ ràng. Từ sau giai đoạn quý II, dòng tiền trên thị trường có thể bắt đầu tăng cao.
"Nếu xu hướng thanh khoản 2024 là tăng ở đầu năm, giảm về cuối năm thì thanh khoản 2025 sẽ ngược lại, thấp ở đầu năm nhưng tăng rất cao ở cuối năm" - ông Trần Hoàng Sơn dự báo.
Nguyên nhân là ở khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đã rõ ràng, theo chuyên gia từ VPBankS. Ở các nước khác trước khi nâng hạng, nhà đầu tư nước ngoài thường mua trước từ khoảng 3 tháng. Do đó, trước tháng 9/2025 (thời điểm FTSE Russell có thể đưa ra quyết định nâng hạng), thanh khoản Việt Nam sẽ tăng rất đáng kể và nhịp tăng này có thể kéo dài đến đầu 2026.
Còn giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn có những nhiễu động từ thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung, nên thanh khoản có thể chưa tăng được ngay.
Ngày 20/1/2025 tới đây là thời điểm ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. Các chính sách kinh tế mới có thể gây ra những biến động cho thị trường. Ngoài ra, đà tăng của USD trong ngắn hạn cũng hạn chế dòng tiền vào thị trường Việt Nam. Do đó, theo ông Sơn, giai đoạn hiện nay thị trường có thể đi ngang và tích lũy, trước những nhiễu động của thế giới.
Ở góc độ nhóm cổ phiếu, nhóm phân tích từ Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng sự dịch chuyển dòng tiền gần đây đã tạo ra hai thái cực, một mặt các cổ phiếu mid-cap và penny ghi nhận mức tăng tốt, nhưng cũng đưa mặt bằng định giá lên cao, thậm chí cao hơn cả nhóm bluechip. Trong khi đó, áp lực bán ròng của khối ngoại, cùng sự thận trọng của dòng tiền khiến định giá của các cổ phiếu vốn hóa lớn (đại diện bởi VN30 và VNX50) thấp hơn khoảng 11% so với mức trung bình của thị trường.
"Chúng tôi tin rằng định giá cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn hấp dẫn hơn khi xét về tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2025 - 2026 so với các nhóm cổ phiếu khác" - nhóm phân tích MBS nhận xét./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·3 công ty bị nhắc nhở lần 2 do chậm công bố báo cáo tài chính
- ·Giá bạc hôm nay 30/9/2024: Bạc phục hồi mạnh mẽ theo xu hướng giá vàng tăng
- ·Tăng cường chống buôn lậu sản phẩm từ động vật nhai lại
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·CLG được chào bán 20 triệu cổ phiếu ra công chúng
- ·Ông Kim Jong Un thị sát hệ thống pháo binh Triều Tiên, dự bắn thử vũ khí mới
- ·Không báo cáo trước khi giao dịch một cá nhân bị phạt hơn 42 triệu đồng
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Chứng khoán 2014: Bước ngoặt của dòng vốn ngoại
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Ba Lan phát hiện thiết bị nghe lén trong phòng họp chính phủ
- ·Điều quan trọng là bảo tồn giá trị nguyên gốc của di tích
- ·Giá tiêu hôm nay 6/10/2024: Xuất hiện xu hướng đáng mừng
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Văn hoá Huế trong “Baekje – Giấc mơ từ 700 năm”
- ·Vietjet và Airbus ký kết hợp đồng 20 tàu A330neo trị giá 7,4 tỷ USD
- ·Bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây nhập lậu pháo từ Campuchia
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Thưởng thức món ngon Quảng Trị trên đất Huế