【vdqg】Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
Diễn biến P/E của các chỉ số VNIndex, VN30, VNX50 và VNMID. |
Tiền vào chứng khoán thu hẹp
Đi cùng với sự giằng co của chỉ số, một diễn biến đáng chú ý gần đây của thị trường chứng khoán là câu chuyện thanh khoản.
Quy mô thanh khoản trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 đạt trên ngưỡng 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chủ yếu được xây dựng trên nền tảng giao dịch sôi động trong nửa đầu năm, với nhiều phiên ghi nhận giá trị giao dịch tỷ USD.
Trong khi nửa cuối năm 2024, quy mô giao dịch ngày càng thu hẹp. Riêng tháng 12, sàn HOSE nhiều phiên đạt mức thanh khoản khớp lệnh chỉ loanh quanh ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Dòng tiền yếu, cùng sự thận trọng của nhà đầu tư, khiến các chỉ số chính biến động giằng co trong biên độ hẹp.
Theo giới phân tích, yếu tố tác động tới thanh khoản tăng cao trong nửa đầu năm nay là kỳ vọng vào việc nâng hạng thị trường, tăng trưởng kinh tế cao và xuất nhập khẩu tốt trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, thanh khoản giảm từ nửa sau năm 2024, phần lớn ảnh hưởng đến từ tỷ giá cũng như việc nhà đầu tư nước ngoài rút ròng.
Giai đoạn rút dòng mạnh nhất cũng là sau tháng 6, đồng pha với diễn biến tỷ giá tăng cao. Nhà đầu tư ngoại rút ròng với quy mô lớn. Trong giai đoạn trên, thanh khoản từ nhà đầu tư cá nhân có dấu hiệu thận trọng. Mức sụt giảm sâu nhất vào giữa và cuối tháng 11 khi thị trường có xu hướng tạo đáy.
Ở những nhóm cổ phiếu, phân khúc bluechip chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Hai nhóm trụ chính của thị trường là ngân hàng và bất động sản liên tục đi ngang, giằng co khi dòng tiền giảm mạnh. Thiếu lực cầu, một vài cổ phiếu thậm chí còn rơi về vùng giá thấp trước nhịp tăng trong quý I. Đơn cử như BID, cổ phiếu của BIDV chốt năm 2024 ở mức 37.550 đồng, chỉ tăng khoảng 2% so với đầu năm.
Dù vậy, dòng tiền cũng không hẳn sụt giảm ở mọi phân khúc. Thay vào đó, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn nhóm cổ phiếu midcap và penny, chủ yếu do việc chủ động đi tìm cơ hội để tránh những rủi ro từ áp lực bán ròng nước ngoài.
"Diễn biến này cho thấy dòng tiền trên thị trường luôn luôn có sự vận động và nhà đầu tư chủ động tìm cơ hội thích ứng với từng giai đoạn của thị trường" - ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), nhận xét.
Khi nào tiền vào chứng khoán tăng trở lại
Theo dự báo của Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, trong khoảng 3 – 6 tháng tới, thanh khoản có thể tiếp tục lình xình, đi ngang, chưa rõ ràng. Từ sau giai đoạn quý II, dòng tiền trên thị trường có thể bắt đầu tăng cao.
"Nếu xu hướng thanh khoản 2024 là tăng ở đầu năm, giảm về cuối năm thì thanh khoản 2025 sẽ ngược lại, thấp ở đầu năm nhưng tăng rất cao ở cuối năm" - ông Trần Hoàng Sơn dự báo.
Nguyên nhân là ở khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đã rõ ràng, theo chuyên gia từ VPBankS. Ở các nước khác trước khi nâng hạng, nhà đầu tư nước ngoài thường mua trước từ khoảng 3 tháng. Do đó, trước tháng 9/2025 (thời điểm FTSE Russell có thể đưa ra quyết định nâng hạng), thanh khoản Việt Nam sẽ tăng rất đáng kể và nhịp tăng này có thể kéo dài đến đầu 2026.
Còn giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn có những nhiễu động từ thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung, nên thanh khoản có thể chưa tăng được ngay.
Ngày 20/1/2025 tới đây là thời điểm ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. Các chính sách kinh tế mới có thể gây ra những biến động cho thị trường. Ngoài ra, đà tăng của USD trong ngắn hạn cũng hạn chế dòng tiền vào thị trường Việt Nam. Do đó, theo ông Sơn, giai đoạn hiện nay thị trường có thể đi ngang và tích lũy, trước những nhiễu động của thế giới.
Ở góc độ nhóm cổ phiếu, nhóm phân tích từ Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng sự dịch chuyển dòng tiền gần đây đã tạo ra hai thái cực, một mặt các cổ phiếu mid-cap và penny ghi nhận mức tăng tốt, nhưng cũng đưa mặt bằng định giá lên cao, thậm chí cao hơn cả nhóm bluechip. Trong khi đó, áp lực bán ròng của khối ngoại, cùng sự thận trọng của dòng tiền khiến định giá của các cổ phiếu vốn hóa lớn (đại diện bởi VN30 và VNX50) thấp hơn khoảng 11% so với mức trung bình của thị trường.
"Chúng tôi tin rằng định giá cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn hấp dẫn hơn khi xét về tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2025 - 2026 so với các nhóm cổ phiếu khác" - nhóm phân tích MBS nhận xét./.
(责任编辑:La liga)
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Thủ tướng: Tuyệt đối không đi lễ hội giờ hành chính
- ·Vụ Công ty than 91 phá rừng đào than: Rốt ráo rồi... im lặng?
- ·Tuyển sinh trường Công an nhân dân chính thức được công bố
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Tại sao chánh văn phòng của Harry
- ·Dân thủ đô nô nức đi thả cá Tết ông Công ông Táo
- ·Tin mới nhất: Nghi ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu nhiều người chết
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Hoa Kỳ hỗ trợ 2,7 tỉ USD cứu trợ khẩn cấp cho Madagascar
- ·Chuyên Gia AI
- ·Ông Đoàn Ngọc Hải đòi vỉa hè bị lấn chiếm, đại diện khách sạn 5 sao phản ứng gay gắt
- ·Các nhà xe bỏ khách ở bến Mỹ Đình đã hoạt động trở lại
- ·Xe đón dâu gặp nạn mới kiểm định, 2 nạn nhân thiệt mạng là bố con
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 18/1
- ·Tết ông Công ông Táo: Thả cá, đừng thả túi nilon
- ·Nổ thùng phuy như bom tại Linh Đàm một người nguy kịch
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Kỳ lạ bé gái có khả năng kẻ mắt bằng dao