【kết quả metz】Quốc hội đồng ý kéo dài một số chính sách chưa có tiền lệ trong phòng, chống Covid
Phiên họp sáng 9/1 của Quốc hội. |
Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ hai,ốchộiđồngýkéodàimộtsốchínhsáchchưacótiềnlệtrongphòngchốkết quả metz sáng 9/1, với 94,35% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2024.
Báo cáo tiếp thu, giải trình trước khi đại biểu bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Nghị quyết 30/2021/QH15 cho phép thực hiện biện pháp ngoài luật, đặc cách, đặc biệt, đặc thù, khi kiểm toán thì theo pháp luật hiện hành cũng cần xem xét, tính toán, cân nhắc và tạo điều kiện để tránh vướng mắc.
Có ý kiến đề nghị bổ sung một điều quy định về việc nếu trong quá trình tổ chức thực hiện có tư lợi, vụ lợi thì xử lý, nhưng làm vì mục tiêu chung, vì sức khỏe cộng đồng, vì sức khỏe người dân trong thời điểm nguy cấp, không có tiền lệ thì phải xem xét cho thấu tình đạt lý.
Tiếp thu ý kiến, Nghị quyết đã quy định: Đối với các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện theo các quy định, chính sách, hình thức văn bản ban hành theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 thì khi thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh toán, quyết toán và các hoạt động thi hành pháp luật khác cần được đối chiếu, áp dụng theo đúng các quy định, đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Với nghị quyết này, Quốc hội khẳng định, nội dung các chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trong Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV là sáng kiến lập pháp chưa từng có tiền lệ trong hoạt động lập pháp; là quyết định đúng đắn, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội trước Nhân dân, khẳng định Quốc hội luôn hành động, đồng hành cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch bệnh, với tinh thần đặt tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của người dân lên trên hết, trước hết; đồng thời, bảo đảm phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Nghị quyết 30 cơ bản được triển khai đồng bộ, hiệu quả với biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn lực chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, việc thực hiện có lúc còn chậm, chưa đồng bộ, sát thực tiễn; gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn chậm dẫn đến nguy cơ thiếu thuốc; thanh toán, quyết toán chi phí liên quan đến phòng, chống dịch bệnh và chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh Covid-19 chưa đáp ứng yêu cầu.
Quốc hội đồng ý kéo dài thực hiện đến hết năm 2023 đối với chi trả công tác phòng, chống dịch của cơ sở y tế, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và chế độ, chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch. Kinh phí thực hiện các khoản chi phí, chế độ, chính sách này được chuyển nguồn sang năm 2023 để thanh toán và hạch toán, quyết toán vào niên độ ngân sách năm 2023.
Quốc hội cũng đồng ý kéo dài thực hiện thanh toán chi phí phòng, chống dịch cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh Covid-19 được tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 268/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Nghị quyết cho phép được gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến hết năm 2024 đối với: Thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định của pháp luật về dược; Thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng mà bị tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản theo quy định của pháp luật về dược; Thuốc có giấy đăng ký lưu hành có thời hạn là 3 năm theo quy định của pháp luật về dược.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại Nghị quyết.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát và xử lý việc mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh; việc sử dụng số thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường.
Chính phủ còn được giao xử lý vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chế độ, chính sách; mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất đã thực hiện; rà soát, hoàn thiện chính sách, khả năng dự báo, thúc đẩy nghiên cứu y sinh học, phát triển công nghiệp dược, vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị y tế trong nước để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với các biến chủng mới, các loại dịch bệnh nguy hiểm.
Nghị quyết có hiệu lực từ khi được Quốc hội thông qua.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Cổ phiếu HSI sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 23/4
- ·HNX: Tháng 4, tăng hơn 39% lượng nhà đầu tư tham gia đấu giá
- ·Nga tăng cường hệ thống phòng không quanh nơi ở của ông Putin.
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Tái cấu trúc du lịch từ tác động của COVID
- ·Thêm giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch
- ·Phối hợp thu NSNN qua ngân hàng thương mại: Cần mở cả chiều rộng và chiều sâu
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Chào đón những du khách đầu tiên đến Huế trong năm 2020
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Biểu cảm kỳ lạ của Thủ tướng Italia tại hội nghị NATO
- ·Trực thăng rơi do vướng vào dây diều, 5 người sống sót thần kỳ
- ·Video căn cứ phòng thủ ven biển của Nga ở Crưm bị Ukraine tấn công phá hủy
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·An toàn thực phẩm cho khách du lịch
- ·Chứng khoán có thể sẽ còn giảm về các mốc hỗ trợ thấp hơn
- ·Hải quan Kiên Giang đẩy mạnh triển khai TTHQĐT
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Tăng thu gần 114 tỉ đồng từ công tác tham vấn giá