【2bong mobi】Vòng luẩn quẩn nợ xấu giữa Hancorp và các công ty liên kết
Vòng luẩn quẩn nợ xấu giữa Hancorp và các công ty liên kết
Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) chưa xử lý xong khoản nợ xấu của Công ty cổ phần Xây dựng Hancorp 2, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng và Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng, đã tiếp tục phải trích lập dự phòng 82,5 tỷ đồng với các khoản thu khác tại ba doanh nghiệp liên kết này.
Nợ xấu tiềm ẩn tại ba công ty liên kết
Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội(Hancorp) cho thấy, tổng giá trị các khoản nợ xấu, gồm các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi, là 194,2 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở ba doanh nghiệp.
Đó là Công ty cổ phần Xây dựng Hancorp 2, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng, Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng. Khoản nợ của ba doanh nghiệp này đã được ghi nhận đều đặn trên báo cáo tài chính của Hancorp qua nhiều kỳ kinh doanh.
Giá trị có thể thu hồi của ba khoản nợ xấu phát sinhvới các doanh nghiệp trên ở mức 46,7 tỷ đồng, còn khoản dự phòng phải thu khó đòi của Hancorp là 147,5 tỷ đồng tính tới 30/6/2020 – không ghi nhận sự thay đổi so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, ở khoản mục phải thu khác, gồm: tiền cổ tức, phí bảo lãnh, lãi vay, tiền ứng trước thi công công trình, doanh nghiệp cũng phải trích lập dự phòng số tiền lần lượt là 14,8 tỷ đồng, 16 tỷ đồng và 51,7 tỷ đồng với ba khoản phải thu có giá trị lần lượt là: 29,7 tỷ đồng của Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng; 40,8 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng; 70,9 tỷ đồng của Công ty cổ phần Xây dựng Hancorp 2.
Cùng kỳ năm 2019, Hancorp chưa thực hiện trích lập dự phòng với các khoản phải thu này dù giá trị khoản phải thu tương đương. Đáng chú ý, Hancorp cũng ghi nhận khoản phải thu trị giá 17,3 tỷ đồng – phần tiền phải nộp bù do kinh doanh thua lỗ – từ giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ.
Bên cạnh đó, khoản phải thu từ khách hàng khác của doanh nghiệp vẫn tiếp tục trích lập dự phòng hơn 61,7 tỷ đồng, dù giá trị phải thu đã giảm gần 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, từ 943,7 tỷ đồng xuống 795,1 tỷ đồng.
Thách thức trong việc thanh toán nợ đến hạn
Tính đến 30/6/2019, tổng tài sản của Hancorp là 6.078,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tổng nợ phải thu của doanh nghiệp là 2.469,4 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 40,6% tính trên tổng tài sản.
Riêng số dư công nợ phải thu chưa được đối chiếu, xác nhận của doanh nghiệp –nằm tại khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn – là 370,8 tỷ đồng, giảm hơn 30 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2020, theo Công ty THNN Hãng kiểm toán AASC (Công ty AASC).
Bên cạnh đó là các khoản nợ xấuvà khoản phải thu khác với Công ty cổ phần Xây dựng Hancorp 2, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng, Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng.
Nợ phải trả của Hancorp tính tới 30/6/2020 là 4.436,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 72,9% tính trên tổng nguồn vốn. Riêng giá trị vay nợ và thuê tài chính tăng gần 30% so với thời điểm đầu năm do doanh nghiệp tăng giá trị vay nợ dài hạn trong kỳ.
Kiểm toán từ chối kết luận với khoản công nợKiểm toán viên của Công ty AASC đã từ chối ra kết luận với các khoản công nợ phải thu, phải trả, các khoản dự phòng cần trích lập, cũng như ảnh hưởng của những yếu tố này với báo cáo tài chính của Hancorp.
Theo đó, song song với hoạt động thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả, Hancorp cũng vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng BIDV, Agribank, SeABank với mục đích chính là bổ sung vốn lưu động.
Cụ thể, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tại ngày 30/6/2020 đã giảm hơn 90 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm – từ 240,8 tỷ đồng xuống 150,8 tỷ đồng – do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 281,6 tỷ đồng sau biến động về giá trị hàng tồn kho và sự tăng, giảm của các khoản phải thu và phải trả.
Riêng số công nợ phải trả chưa được đối chiếu, xác nhận tính tới 30/6, gồm các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn, chi phí phải trả ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác, là 270,6 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, theo Công ty AASC.
Với số vốn điều lệ tại ngày 30/6/2020 là 1.410 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hancorp là 3,14 lần.
Thực tế này sẽ đặt ra những thách thức cho Hancorp trong việc thanh toán nợ đến hạn nếu chủ đầu tư chậm thanh toán hoặc tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi.
Một yếu tố khác tác động tới các chỉ tiêu tiêu kinh doanh của Hancorp khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết với tổng giá trị hơn 500 tỷ đồng. Nhưng do chưa thu thập được đầy đủ báo cáo tài chính của các đơn vị liên quan, nên kiểm toán viên của Công ty AASC cũng không thể đưa ra kết luận đối với các khoản đầu tư này.
Ngoài ra, Hancorp cũng đã trích lập dự phòng cho các khoản góp vốn vào các đơn vị khác với giá trị 64,4 tỷ đồng tính đến cuối quý II/2020. Trong đó, khoản góp vốn 44 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng nhưng đã phải trích lập dự phòng 40,8 tỷ đồng. Còn khoản góp 32,5 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Sahabak cũng phải trích lập dự phòng 13 tỷ đồng.
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Phú Yên cho phép nhà đầu tư tiếp cận 12 đồ án lập quy hoạch Khu kinh tế phía Nam
- ·Đề xuất áp thời hạn sở hữu: Liệu có hóa giải được bế tắc cải tạo chung cư cũ?
- ·Hoạt động quảng cáo ngoài trời: Cần sớm có biện pháp chấn chỉnh
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Kênh đầu tư nào sẽ dẫn dắt thị trường cuối năm?
- ·Bitexco Group: Kiến tạo chuẩn mực sống mới cho cộng đồng tinh hoa
- ·Thị trường bất động sản đón nguồn cung mới trong quý cuối năm
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Giao thương sầm uất
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Sức cầu nhà đất ngày một tăng
- ·NewstarHomes là đối tác chiến lược của chủ đầu tư Meyland
- ·Cấp sổ hồng chung cư có thời hạn: Có nhầm lẫn thời hạn sở hữu với niên hạn sử dụng chung cư?
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Các kênh đầu tư đều khó, nhà đầu tư cần biết điểm dừng và kiểm soát rủi ro
- ·Người mua đất hợp pháp bị thiệt
- ·TP.HCM đề nghị được chậm, giãn nộp tiền sử dụng đất
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Vương vãi đất đá gây nguy hiểm
- Trang bị phòng container xét nghiệm Covid
- Lãnh đạo chủ chốt phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Lao động trở lại TPHCM làm việc đạt 96%
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tâm sự với cử tri về tuổi thơ nghèo khổ
- Bí thư Bắc Ninh kêu gọi đoàn kết, tương thân, tương ái chống dịch
- Điều động, bổ nhiệm 6 nhân sự tại Ban Tổ chức Trung ương
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng: Ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong khu công nghiệp
- Tổng Bí thư nói về 2 vấn đề rất quan trọng Hà Nội phải tập trung giải quyết
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthon Xayachak