【ket qua bong đa hôm qua】Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
Năm 2021,ánhàngnghìnmđấttráiquyđịnhxãvànhàthầuđổlỗket qua bong đa hôm qua để thôn Tiền Phong đảm bảo số hộ theo quy định, UBND xã Hương Trà đã đề xuất quy hoạch 21 lô đất tại khu vực đồi chè.
Hiện trạng khu đất này nằm bên sườn đồi, hơi thoải, chưa san gạt mặt bằng. Sau khi quy hoạch xong, thấy tình hình đất sốt nên chính quyền địa phương đã tiến hành cho đấu giá, sau đó mới san gạt.
Sau khi trúng đấu giá, 21 hộ dân không chịu nhận thực địa do hạ tầng chưa đảm bảo. Họ nhiều lần kéo đến yêu cầu địa phương san hạ đất để nhận mặt bằng sạch. Trước tình thế đó, xã Hương Trà đã hợp đồng với một nhà thầu tiến hành đào đất, san hạ mặt bằng.
Tại hiện trường, diện tích đất khá lớn đã được san hạ, 14/21 lô đất đã hoàn thành mặt bằng. Do nằm bên sườn đồi nên bình quân mái taluy cao khoảng 5m, có nơi cao đến 10m nên phải giật cấp để tránh sạt lở.
Một người dân cho biết, nhà thầu đã huy động 3 máy xúc và hàng chục xe tải hoạt động từ sáng đến tối. Sau hơn 1 tháng triển khai, có hàng nghìn chuyến xe, tương đương hàng nghìn m3 đất được vận chuyển ra khỏi hiện trường, phần lớn được bán cho người dân với giá 700.000 đồng/xe.
Cũng theo người dân này, quá trình thực hiện, mặc dù khối lượng đất dư thừa rất lớn nhưng chính quyền địa phương không hề theo dõi, giám sát, để mặc nhà thầu đem bán vô tội vạ.
"Họ tự đứng ra đổ đất, thu tiền, gây thất thoát tài nguyên và ngân sách nhà nước", một người dân nói.
Về những vấn đề nói trên, ông Phan Thế Hòa, Chủ tịch UBND xã Hương Trà cho biết, xã có 4 lần báo cáo bằng văn bản gửi huyện và các phòng, ngành xin chủ trương san hạ để bàn giao mặt bằng cho người dân.
“Mục tiêu là tận dụng đất dư thừa để phục vụ các công trình phúc lợi xã hội như lấp ao hồ và nâng sân thể dục của Trường THCS; nâng cấp nhà văn hóa thôn Tân Hương, mở rộng đường giao thông ở các thôn và một số điểm công cộng”, ông Hòa thông tin.
“Ngoài ra, còn đổ cho các hộ dân đăng ký cải tạo vườn tạp, củng cố vườn mẫu xây dựng nông thôn mới. Theo đó, với phương châm hỗ trợ xăng dầu, máy xúc, cước vận chuyển, tương đương 220.000 – 250.000 đồng/xe và cam kết không được đưa đất ra khỏi địa bàn.
Có 18 hộ dân đăng ký chỉnh trang vườn hộ. Tổng số lượng đất đổ cho dân tầm khoảng hơn 1.000 xe loại 5 – 6 khối”, Chủ tịch UBND xã Hương Trà khẳng định.
Trả lời về việc cả nghìn xe đất được bán với giá 700.000 đồng/xe thì số tiền này có được nộp vào ngân sách Nhà nước hay không, ông Hòa cho biết, việc hộ gia đình và nhà thầu tự thỏa thuận giá cả thì địa phương không nắm được. Quá trình triển khai, địa phương có vận động nhà thầu đóng kinh phí "xây dựng quê hương" với số tiền 90 triệu đồng, tuy nhiên, hiện xã mới nhận được 50 triệu đồng.
“Sắp tới chúng tôi sẽ mời người dân và doanh nghiệp lên để thực hiện theo giá đã cam kết ban đầu”, Chủ tịch UBND xã Hương Trà khẳng định.
Địa phương buông lỏng quản lý?
Ông Hòa thừa nhận, do bận nên không giám sát hết, hằng ngày không ghi chép số xe cụ thể như xuất bến, xuất bãi. Việc để đơn vị thi công và các hộ dân tự thỏa thuận giá cả thể hiện trách nhiệm của cán bộ có những hạn chế, địa phương yếu kém, buông lỏng trong quản lý.
Về việc thôn Nam Trà đã họp thôn, có nghị quyết chi bộ xin đất làm sân bóng nhưng xã không cho, ông Hòa khẳng định: “Việc làm sân bóng là trách nhiệm của xã, giao cho dân tự làm thì chúng tôi không đồng ý vì không kiểm soát được. Phải có người quản lý vì còn liên quan đến an ninh trật tự”.
Trái ngược với Chủ tịch UBND xã Hương Trà thông tin, ông Cao Xuân Tuấn (trú xã Lộc Yên, nhà thầu thi công) khẳng định: “Tôi chỉ làm thuê lấy tiền xăng dầu, chính quyền bảo đổ ở đâu thì tôi đổ ở đó, không có chuyện tự ý bán xe đất 700.000 đồng. Tôi đi làm thuê, làm gì có quyền bán đất”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê xác nhận, đã nắm được thông tin và trực tiếp lập biên bản đình chỉ việc san hạ.
"Việc này huyện không cho phép xã làm, xã tự ý chở đất đi bán là trái quy định. Theo quy định, sau khi đấu giá xong sẽ tiến hành san gạt tại chỗ chứ không phải múc toàn bộ đất đó đưa đi chỗ khác. San gạt tại chỗ thì không sai, nhưng lấy đất ở đó đi đổ chỗ khác thì lại vi phạm”, ông Kỳ khẳng định.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, huyện đã có văn bản chỉ đạo, hiện đang giao cho công an xác minh, sai đến đâu thì xử lý đến đó. Sắp tới huyện sẽ tổ chức họp để xem xét kiểm điểm, kỷ luật.
(责任编辑:World Cup)
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Hòa Bình hỗ trợ, kích hoạt trên 141.000 tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm đưa ra thị trường
- ·Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc rà soát hành chính thuế chống trợ cấp lốp xe ô tô Việt Nam
- ·Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Hôm nay, giá xăng tiếp tục tăng?
- ·Lạm dụng nước uống tăng lực có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém
- ·Những mẫu xe ô tô gầm cao trong tầm giá dưới 600 triệu, tiết kiệm nhiên liệu đáng kể
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Trại hè Năng lượng Nestlé MILO 2023
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Không gắn dấu hợp quy, sản phẩm nồi chiên không dầu Olivo được chứng nhận hay chưa?
- ·Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu
- ·Ăn nhiều muối có thể gây tổn hại tới nhiều bộ phận của cơ thể
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Bộ Tài chính bác bỏ kiến nghị hỗ trợ các loại thuế với sản xuất, lắp ráp ôtô điện
- ·An Giang: Phát hiện cơ sở kinh doanh hơn 5.000 sản phẩm giày, dép không rõ nguồn gốc
- ·Sử dụng khí thiên nhiên LNG
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Việt Nam xử lý thành công nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài