【soi kèo venezuela】Hiệp định Giơnevơ và Hội nghị quân sự Trung Giã năm 1954
Một mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam
Ngày 25-4-2024,ệpđịnhGiơnevơvagraveHộinghịquacircnsựTrungGiatildenăsoi kèo venezuela Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21-7-1954 - 21-7-2024). Thời gian đã lùi xa, nhưng kết quả và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ còn được lưu giữ mãi. Những nhân chứng lịch sử tham gia đàm phán và ký kết hiệp định ngày ấy hầu như không còn hoặc đã quá già yếu. Bộ Ngoại giao đã mời được một số người thân của các thành viên Đoàn đàm phán dự lễ kỷ niệm. Thông qua lễ kỷ niệm và các tài liệu liên quan, có thể thấy Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngay sau thắng lợi quân sự của Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hiệp định nhằm chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp cùng chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhìn lại quá trình từ Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 đến Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954 và sau này ta đàm phán để có Hiệp định Paris ngày 27-1-1973, thì Hiệp định Giơnevơ là một nấc thang quan trọng trong tiến trình đi tới độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn đất nước, là sự thử thách bản lĩnh của nền ngoại giao non trẻ, một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.
Quân và dân ta trong niềm vui chiến thắng - Ảnh tư liệu
Trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, ngày 22-7-1954, Bác Hồ đã đánh giá: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc, ngoại giao ta đã thắng lợi to… ta đã thu được thắng lợi to lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta…”. Ngày 25-7-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Lời kêu gọi có đoạn: “Đạt được Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân và quân đội ta,... cũng là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của nhân dân các nước bạn, của nhân dân Pháp,… là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược,… thất bại của đế quốc Mỹ”.
Tuy sau này cũng có một số ý kiến cho rằng hiệp định không phản ánh đầy đủ những thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do Đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra về các vấn đề như giới tuyến: Ta đề nghị lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến nhưng kết cục là vĩ tuyến 17; vấn đề thời hạn tổng tuyển cử hai miền, ta đề nghị 6 tháng, nhưng hiệp định quy định là 2 năm (sau bị Mỹ - ngụy phá hoại, không tổ chức được). Nhưng phải xem bối cảnh và điều kiện lúc đó để hiểu thêm.
Bối cảnh hội nghị
Cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện của quân đội và nhân dân Việt Nam đến cuối năm 1953 đã trải qua 8 năm gian khổ, oanh liệt, giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, bộ đội ta ngày càng lớn mạnh, chính quyền nhân dân được xây dựng và củng cố ở nhiều nơi. Bên cạnh chiến thắng trên các chiến trường, Đảng ta và Hồ Chủ tịch chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 26-11-1953, khi trả lời một nhà báo Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học từ cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý kiến đó”và “cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp phải thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”.Sang đầu năm 1954, ta tiếp tục mở những chiến dịch trọng điểm và giành thắng lợi to lớn.
Quân và dân ta trong niềm vui chiến thắng - Ảnh tư liệu
Đến đầu năm 1954, quân Pháp bị căng ra khắp nơi và thất bại ở nhiều chiến trường miền Bắc, miền Trung, Bắc Tây Nguyên. Số lượng tù binh bị bộ đội và dân quân, du kích Việt Nam bắt giữ ngày càng tăng, nhiều lính Pháp và lính Âu - Phi chủ động bỏ ngũ đi theo Việt Minh. Thực tế, quân đội Pháp và quân đội quốc gia nhờ được Mỹ hỗ trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài chính mà còn giữ được các tỉnh, thành phố miền Nam, nhiều nơi hình thành thế da báo đan xen. Trên đất Pháp và trong Quốc hội, Chính phủ Pháp bị phản đối nhiều vì theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa, hao người, tốn của ở Đông Dương nên họ cũng muốn dừng lại, nhưng muốn rút lui mà không mất thể diện của nước lớn.
Cũng thời gian này, có một hội nghị ở Berlin gồm đại diện 4 nước lớn là Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ từ ngày 25-1-1954 nhằm giải quyết những vấn đề của nước Đức và châu Âu, nhưng đến ngày 18-2-1954 kết thúc mà không đạt kết quả. Tuy nhiên, các nước cũng thống nhất mở cuộc đàm phán khác tại Giơnevơ vào ngày 26-4-1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Liên Xô đề xuất mời thêm Trung Quốc. Khi đó Trung Quốc chưa có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà Liên Xô đang phải đơn phương đối đầu với phương Tây nên cũng cần Trung Quốc tham gia hội nghị để tăng thế cân bằng. Trung Quốc có ưu thế là mới tham chiến và coi là chiến thắng ở Triều Tiên cũng đang muốn tham gia hàng ngũ các cường quốc và có ghế trong Hội đồng Bảo an, lại có chung biên giới với Triều Tiên và Đông Dương nên sẵn sàng tham gia hội nghị.
Theo đề nghị của phía Pháp, ngày 10-3-1954, Việt Nam Dân chủ cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Giơnevơ và đã cử Đoàn đàm phán do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Ngày ấy, đoàn phải đi qua Trung Quốc, Liên Xô, nhận hỗ trợ nhiều mặt và sự tham vấn của hai nước, đoàn sang đến Thụy Sĩ ngày 4-5-1954. Tin chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 đến hội nghị làm cho đoàn ta tham gia với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Ngay từ phiên khai mạc ngày 8-5-1954 bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, phái đoàn ta đã đưa ra lập trường tám điểm về một giải pháp toàn diện cả về quân sự, chính trị cho bán đảo Đông Dương.
Vai trò của các nước lớn
Hội nghị Giơnevơ với sự tham dự của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Đại diện Pathet Lào và Khmer Itsarak có mặt ở Giơnevơ nhưng không được tham dự hội nghị.
Hiệp định Giơnevơ với các nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia, đó là: Các nước ký Hiệp định Giơnevơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia; ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Đông Dương; quân đội liên hiệp Pháp rút khỏi Đông Dương; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân đội; sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 để thống nhất nước Việt Nam. Dự hội nghị, nhưng Mỹ không ký hiệp định, đây là mưu đồ sâu xa mà họ đã tính trước để ngay sau đó thế chân Pháp nhảy vào xâm lược nước ta, lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Toàn cảnh hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương - Ảnh tư liệu
Hội nghị Giơnevơ do các nước lớn chủ động mở ra, họ là những nước có nhiều kinh nghiệm ngoại giao đa phương và song phương trên thế giới, là những con cáo già giỏi toan tính chiến lược toàn cầu đường dài. Trong quá trình hội nghị, họ thỏa thuận phần lớn các điều khoản của hiệp định với lợi ích theo tính toán riêng của mỗi nước mà không cần xem xét đến phản ứng của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao cách mạng non trẻ của ta tiến hành đàm phán đa phương với các cường quốc có nền ngoại giao chuyên nghiệp mà ta không được tham gia vào tất cả phiên họp, nên không có cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.Việt Nam Dân chủ cộng hòa chấp nhận ký Hiệp định Giơnevơ để sớm lập lại hòa bình, tập trung kiến thiết miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cũng muốn tránh một cuộc đối đầu không cân sức về quân sự, kinh tế với đế quốc Mỹ khi dã tâm can thiệp của chúng vào Đông Dương ngày càng bộc lộ rõ.
Có thể nói, bối cảnh lịch sử lúc đó chưa cho phép ta giành thắng lợi cuối cùng, cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc vẫn còn tiếp diễn. Những gì chúng ta chưa đạt được trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 cũng là những bài học vô cùng quý giá cho chặng đường đàm phán ở Hội nghị Paris mà Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã tiến lên làm chủ bàn cờ thế sự từ thành phần, nội dung, thời gian đến hình thức đàm phán. Suốt quá trình tiến hành đàm phán trực diện với Mỹ, vai trò độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ mà cả thế giới phải thán phục, ngưỡng mộ. Ta ký Hiệp định Paris với Mỹ và Việt Nam cộng hòa ngày 27-1-1973 ở thế thượng phong.
Về ngày ký hiệp định
Sau 75 ngày đàm phán căng thẳng với 8 phiên họp rộng, 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, Hiệp định Giơnevơ được ký lúc hơn 3 giờ sáng 21-7-1954. Nhiều tài liệu nói Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954 cũng không sai (hay gọi là chấp nhận được). Lý do là ngày 21-6-1954, trong lễ nhậm chức, Thủ tướng mới Pierre Mendes France tuyên bố với Quốc hội Pháp: Lấy ngày 20-7-1954 là ngày cuối cùng để ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nếu tới ngày đó không ký được thì ông ta sẽ từ chức, mặc cho các bên đánh nhau. Thực tế mọi yếu tố cơ bản đã xong, hai bên định ký vào tối 20-7-1954, nhưng giờ chót, Đại tá Hà Văn Lâu là chuyên viên quân sự đặc biệt, trợ lý của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, là người phụ trách bản tiếng Việt phát hiện trong bản tiếng Việt có sót một vài câu cần phải bổ sung nên đến 3 giờ 45 phút sáng 21-7-1954 mới ký được. Vì thế mà phía Pháp công bố và nhiều tài liệu lấy ngày ký Hiệp định Giơnevơ là ngày 20-7-1954.
Về Hội nghị quân sự Trung Giã
Cùng thời gian Hội nghị Giơnevơ đang diễn ra giai đoạn cuối thì ở trong nước, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội ta dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch cũng tiến hành một hội nghị quân sự rất quan trọng giữa đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Việt Nam để bàn về vấn đề bố trí lực lượng quân sự theo thỏa thuận đình chiến, bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội hai bên ở Việt Nam. Trước khi lên đường, đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ta đàm phán với Pháp lần này trong tư thế người chiến thắng; phải vững vàng về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về sách lược”.
Đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn. Hội nghị diễn ra trên một khu đồi thuộc thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Quân đội Pháp xây dựng một hội trường cho hội nghị bằng khung thép mái lợp tôn, đoàn của họ ở nhà bạt. Đoàn ta dựng nhà ở bằng tre, nứa, mái lợp lá gồi khá thoáng mát. Ngày nay ở đồi Xuân Sơn, xã Trung Giã còn lưu giữ dấu ấn khu vực tổ chức hội nghị gồm cổng ra vào có bảng ghi thông tin về hội nghị, tường xây bao quanh; hội trường họp và nhà ở của hai đoàn có cải tạo không còn nguyên bản, cụ thể là nhà hội trường xây gạch, nhà ở của hai đoàn đều làm bằng khung thép, mái lợp tôn xanh.
Hội nghị bắt đầu ngày 4-7-1954 và kết thúc ngày 27-7-1954 đã thỏa thuận các thủ tục và biện pháp về ngừng bắn trên toàn chiến trường, trao trả tù binh, chuyển quân tập kết,... đồng thời thống nhất việc tổ chức Ủy ban liên hiệp ở Trung ương và các địa phương. Ngày 29-7-1954, Ủy ban liên hiệp Trung ương bắt đầu làm việc. Ngày 3-8-1954, Việt Nam và Pháp ký Hiệp nghị về tổ chức Ủy ban liên hiệp Trung ương, trong đó xác định: “Ủy ban liên hiệp Trung ương là cơ quan chính để bảo đảm thi hành Hiệp định đình chiến, nó hành động song song với Ủy ban Quốc tế nhưng không phụ thuộc vào Ủy ban Quốc tế”.
Hội nghị quân sự Trung Giã diễn ra trong 24 ngày cách đây 70 năm có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Trong khi Hội nghị Giơnevơ đưa ra giải pháp toàn bộ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương, thì Hội nghị quân sự Trung Giã bàn cách thực hiện ngừng bắn và chính sách đối với tù binh, kiến nghị những vấn đề liên quan gửi đến Hội nghị Giơnevơ và đặc biệt đã chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như quy định và tạo cơ sở thuận lợi cho Ủy ban liên hợp Trung ương hoạt động.
Cùng với cuộc đấu tranh gay go phức tạp ở Hội nghị Giơnevơ về những nguyên tắc lớn cơ bản chấm dứt chiến tranh, cuộc đấu tranh giữa phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam với phái đoàn quân đội Pháp ở Hội nghị quân sự Trung Giã cũng diễn ra căng thẳng với những vấn đề cụ thể. Ðoàn đàm phán của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Hội nghị quân sự Trung Giã dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã hoàn thành nhiệm vụ do Hồ Chủ tịch giao, góp một trang đẹp vào lịch sử đối ngoại quân sự nói riêng và pho sử vàng vẻ vang của nền ngoại giao Việt Nam nói chung.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Nâng cao chất lượng đăng kiểm, đáp ứng nhu cầu dịp tết
- ·Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động khó khăn
- ·Chưa có tin người Việt thương vong trong vụ giẫm đạp ở Itaewon
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Hiệu quả từ nuôi hàu bằng gạch ống
- ·Bù Đăng huy động 500 đơn vị máu tình nguyện
- ·Quyết liệt từ tiến độ đến chất lượng công trình xây dựng cơ bản
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Ngọc Hiển bứt phá đi lên
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Nghĩa tình từ những căn nhà
- ·Triển vọng nghề nuôi cá sấu
- ·Vì sao CUV – PEUGEOT hấp dẫn tại Việt Nam?
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Người thương binh giàu nghị lực
- ·Phú Tân hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
- ·U Minh sản lượng khai thác thuỷ sản sụt giảm
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Rủ nhau đi tắm hồ, 2 cháu bé đuối nước tử vong