【kết quả brazil b】Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa
Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa
(Dân trí) - Chính phủ đề xuất 256.250 tỷ đồng đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với nhiều mục tiêu.
Sáng 1/11, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (chương trình).
Hơn 256.000 tỷ đồng trong 11 năm
Ông Hùng cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện được bố trí tối thiểu 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%); vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); vốn huy động hợp pháp khác khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).
Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với dự kiến về tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình.
Theo ông Vinh, một số ý kiến cho rằng tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn; cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách.
Cân nhắc một số mục tiêu cụ thể
Theo ông Hùng, chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát.
Một làtạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.
Hai lànâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Ba làhuy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Bốn làhuy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Năm làxây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài.
Sáu làphát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, với nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng.
Bảy làhội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Một là mục tiêu phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Hai là cân nhắc tính khả thi của mục tiêu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được các mục tiêu này.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, thu hẹp mục tiêu, nhiệm vụ, bảo đảm việc bố trí nguồn lực của chương trình được trọng tâm, trọng điểm, khả thi nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa. Đồng thời, quan tâm đầu tư phát triển văn hóa ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tốt hơn cho nhân dân.
Ngoài ra, theo ông Vinh, có ý kiến đề nghị Chính phủ cần cân nhắc kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư xây dựng một số Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với nguồn lực hiện có.
Ông Vinh cho biết, có ý kiến nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài theo hình thức đầu tư công nhưng đề nghị không sử dụng nguồn vốn từ chương trình mà sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khác.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·"Đinh Rú
- ·Thủ tướng gặp Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Hà Lan
- ·Tạm dừng triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng
- ·Thủ tướng hội đàm với Thủ tướng Lào
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Khí CO2 đang ở mức đỉnh điểm trong vòng 66 triệu năm qua
- ·Thủ tướng thăm Mỹ: Gần 100 doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng
- ·Nhân sự mới Bộ VHTT&DL
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Hội nghị Trung ương 5 bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Họp báo Thành ủy Hà Nội ‘né’ câu hỏi về tòa nhà 8B Lê Trực?
- ·Triều Tiên vẫn im lặng trước nghi vấn mất tích tàu ngầm
- ·Bổ nhiệm Giám đốc Công an cho 2 tỉnh Bạc Liêu
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- ·Độc nhất vô nhị nghề buôn 'bom đạn' ở đất lửa Quảng Trị
- ·Tổng bí thư thăm hai Đại tăng thống của Campuchia
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/5