【soi ket qua】Năng lượng gốc chữa bệnh: Cơ quan chức năng ra tay dẹp ngay lừa đảo
Kỳ 4: Đang ngồi xe lăn bỗng đi lại: Có thực năng lượng gốc chữa ung thư,ănglượnggốcchữabệnhCơquanchứcnăngrataydẹpngaylừađảsoi ket qua bại liệt?
Trong cuốn sách “Tế bào gốc - Vị y sĩ đại tài của chính bạn” do nhóm NLG biên soạn và bán cho các học viên, rất nhiều nhân vật có chức tước được trích lời ca ngợi NLG. Một trong số đó là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người. Bà Quyên còn được đề tựa là cố vấn khoa học của cuốn sách do Lê Văn Phúc chủ biên.
Cuốn sách từng được NXB Thế giới cấp phép, tuy nhiên sau đó NXB này đã rút giấy phép vĩnh viễn khi gặp phản ứng của dư luận. Tuy nhiên, nó và một số cuốn khác của NLG vẫn được bán trong nội bộ nhóm với giá cắt cổ.
Sau một thời gian truyền bá NLG tại Việt Nam, ông Phúc đã gửi hồ sơ xin cấp phép hoạt động lên một số cơ quan, trong đó có Trung tâm Tư vấn ứng dụng tiềm năng con người TP.HCM, trực thuộc Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.
Ngày 1/6/2020, trung tâm này đã ra quyết định bổ nhiệm ông Phúc là chủ nhiệm bộ môn Năng lượng gốc thuộc Trung tâm. Nhưng chỉ hơn 3 tháng sau, Trung tâm này đã sửa sai bằng cách ra quyết định giải thể và tuyên bố mọi hoạt động của ông Phúc hoàn toàn không liên quan đến Trung tâm.
Về việc PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên ủng hộ và tham gia nhóm NLG trên danh nghĩa một nhà khoa học, PGS.TS Nguyễn Lân Cường - uỷ viên hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho biết, thời điểm ấy ông đã đề nghị Viện đưa vấn đề này ra cuộc họp để trao đổi.
Sau một số cuộc họp, hội đồng quản lý Viện đã yêu cầu bà Quyên làm bản kiểm điểm về những sai phạm của mình cũng như chịu trách nhiệm về việc làm ảnh hưởng đến uy tín của Viện. Trong cuộc họp ngày 18/11/2021, hội đồng Viện đã kết luận: PGS.TS Quyên đã rất thiếu thận trọng trong việc phát ngôn khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học, làm sai lệch nhận thức của quần chúng về khả năng chữa các bệnh của NLG, kể cả bệnh hiểm nghèo, dẫn đến những hậu quả tai hại. Đồng thời, hội đồng yêu cầu bà Quyên chấm dứt các mối quan hệ với tổ chức NLG để tránh ảnh hưởng đến Viện.
Sau khi viết bản kiểm điểm, bà Quyên gửi đơn từ chức Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người. Hiện nay, bà vẫn là chuyên viên nghiên cứu của Viện này.
Video: PGS.TS Nguyễn Lân Cường - uỷ viên hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - nêu ý kiến về tính khoa học của NLG.
Bịa đặt
Sau khi bị Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người từ chối, ông Phúc đã gửi đơn xin thành lập viện nghiên cứu về năng lượng gốc tới Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Trong đơn, ông Phúc “quảng cáo” rằng chỉ với 100 triệu đồng vốn pháp định, mỗi năm, ông sẽ thu về 100 tỷ đồng.
Hội đồng thẩm định hồ sơ gồm các chuyên gia đã bác bỏ đơn của ông Phúc với nhiều lý do. Trong đó, về mặt chuyên môn, việc nhóm này quảng cáo là sẽ “chữa được bệnh hiểm nghèo, nan y khi viện không có ai có bằng cấp y khoa” là điều mơ hồ và không tưởng.
“Năng lượng gốc là gì? Làm sao xác định được đó là NLG? NLG có tác dụng gì? Làm sao xác định được tác dụng đó? Đã có cá nhân hoặc tổ chức nào trên thế giới nghiên cứu về loại năng lượng này chưa? Kết quả ra sao?... Trong hồ sơ xin thành lập viện, việc đưa ra khái niệm về NLG còn rất mơ hồ, nặng về cảm tính, thiếu luận chứng, luận cứ và cơ sở khoa học” - ông Đinh Văn Thái, một thành viên trong hội đồng nhận định.
TS. Vũ Thế Khanh - trưởng ban tổ chức Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam, người chuyên thẩm định các vấn đề tâm linh, ngoại cảm và khả năng đặc biệt - cho rằng, NLG là một thứ bịa đặt, không có thật.
“Để khẳng định một thứ năng lượng có khả năng chữa bệnh, chúng tôi phải có quy trình công nhận gồm các bước. Trong đó, hội đồng thẩm định sẽ gồm các chuyên gia ngành y, chuyên gia khoa học, viện hình sự cùng đánh giá đầu vào và đầu ra của các trường hợp ngẫu nhiên, do chúng tôi chỉ định, chứ không phải là các trường hợp tự kê khai”.
Trao đổi với PV, PGS. TS Nguyễn Lân Cường khẳng định “hoàn toàn không có cái NLG nào lấy từ trống đồng hay vũ trụ như ông Phúc thêu dệt. Đó hoàn toàn là điều bịa đặt.
Thực tế, ở Việt Nam hay trên thế giới đều đã xuất hiện những phương pháp chữa bệnh không phải bằng thuốc nhưng các phương pháp đó đều đang phải tiếp tục nghiên cứu. Tôi đồng ý rằng con người có nhiều tiềm năng đặc biệt nhưng để khẳng định, cần có thực nghiệm.
Còn việc nhiều người thấy mình hết đau hay đỡ đau một thời gian có thể là do yếu tố tâm lý. Từ xa xưa, bên y học cổ truyền đã nói rồi, khi mắc bệnh, nếu anh có niềm tin rằng mình sẽ được chữa khỏi thì rất có thể anh sẽ tự thấy khỏi bệnh”.
Trao đổi về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến (khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đức Giang) cho rằng, hiện tượng này cũng có thể lý giải được theo y học hiện đại. “Khi bệnh nhân cảm thấy có niềm tin vào phương pháp điều trị, tin tưởng vào thầy thuốc thì bản thân điều đó đã là một yếu tố chống viêm rất tốt vì cơ thể đã bớt đi sự căng thẳng, lo lắng. Ví dụ như bệnh nhân ung thư nếu tin tưởng vào liệu trình điều trị thì tỷ lệ thành công có thể cao hơn. Y học hiện đại đã có những nghiên cứu về vấn đề này.
Còn trong trường hợp cụ thể bạn nêu ra, cũng có thể ở trong hội nhóm ấy, người bệnh thường xuyên được động viên, thăm hỏi… thì đó cũng là một yếu tố tâm lý tác động tích cực tới người bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, đó chỉ là những biện pháp hỗ trợ. Nó có thể có lợi cho một số người ở góc độ nào đó nhưng tuyệt đối không nên tuyên truyền rộng rãi khiến người bệnh bỏ thuốc điều trị. Nó gây ra những thông tin sai lệch về sức khoẻ, gây hại cho nhiều người. Cho dù những biện pháp ấy có hiệu quả ở mức độ nào đó về mặt tâm lý, tinh thần thì cũng không có chuyện chữa bệnh bằng niềm tin, mà phải bằng các phương pháp được công nhận, được cập nhật”.
Ngoài ra, bác sĩ Tiến cũng khẳng định, trong Tây y, không có khái niệm nào gọi là NLG. “Tây y có nghiên cứu cả những bài tập tác động tích cực tới tinh thần như thiền, thiền chánh niệm, yoga… nhưng không có cái gì mơ hồ gọi là năng lượng gốc, truyền từ người này sang người kia mà chữa khỏi bệnh cả”.
Lợi dụng lòng tin để lừa đảo
Ở góc độ luật pháp, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, đây là hành vi lợi dụng lòng tin để lừa đảo. “Nhóm này khiến cho người ta nghĩ rằng họ còn vĩ đại hơn cả khoa học, khoa học không thể giải thích được. Từ đó, người ta chi tiền một cách tự nguyện cho các hoạt động của nhóm.
Về mặt luật pháp, việc khiến người khác tự nguyện nộp tiền cũng có thể là hành vi lừa đảo nếu hành vi đó không dựa trên sự thật. Các nạn nhân có thể đang u mê nên không nộp đơn tố cáo. Nhưng nếu người nhà của nạn nhân nộp đơn tố cáo thì cơ quan công an vẫn có đủ cơ sở để điều tra sự việc. Hoặc cho dù không có đơn tố cáo thì cơ quan chức năng cũng có thể điều tra về hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan của nhóm này.
“Nếu đúng là có việc hàng nghìn người Việt ra nước ngoài học như thế này thì vấn đề không còn ở mức cảnh báo nữa, mà nó đã thực sự nguy cấp, cần sự can thiệp ngay của các cơ quan có thẩm quyền. Việc báo chí đã lên tiếng nhiều lần nhưng nhóm vẫn hoạt động mạnh, những kẻ cầm đầu của nhóm vẫn ngang nhiên tuyên truyền lại càng tạo cơ hội cho họ tự đắc về việc họ đang làm là đúng, là có lợi và người dân lại càng tin vào chuyện này” - luật sư Bùi Đình Ứng cho hay.
Trong suốt nhiều năm hoạt động và phát triển rộng khắp, nhóm NLG của ông Lê Văn Phúc và ê-kíp đã hành nghề chữa bệnh không được cấp phép, chưa từng được bất cứ cơ quan y tế nào công nhận về phương pháp điều trị. Chưa kể, những quảng cáo gây hiểu nhầm về sự kỳ diệu của NLG đã khiến người bệnh bỏ điều trị ở các cơ sở y tế chính thống, từ chối các liệu trình điều trị của y học hiện đại. NLG gieo vào đầu các học viên về sự “vi diệu”, có thể giải quyết mọi vấn đề từ y học cho tới nông nghiệp, môi trường, đưa ra những thông tin phản khoa học, sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, tư tưởng, lối sống của người dân.
Các cơ quan báo đài đã nhiều lần phản ánh về sự hoạt động ngang nhiên của nhóm này dưới sự dẫn dắt của ông Lê Văn Phúc - người hiện sống ở Mỹ. Tuy nhiên, để điều hành được cả bộ máy hàng chục ngàn học viên học online, hàng ngàn học viên tham gia hội thảo ở nước ngoài nhiều lần là nhờ sự hỗ trợ đắc lực của toàn bộ ê-kíp giúp việc hiện sống ở Việt Nam.
Cũng trong nhiều năm qua, các cá nhân, hội nhóm là cựu học viên và người nhà học viên của NLG đã ra sức lên án, chỉ trích sự lộng hành của NLG. Bất lực với người thân đã quá lún sâu và mê muội, họ chỉ có một mong muốn, đó là các cơ quan chức năng vào cuộc dẹp bỏ hội nhóm này để họ kéo người thân của mình trở về với cuộc sống bình thường, lành mạnh.
TS. Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Theo luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp chứng chỉ hành nghề cho 6 chức danh nghề nghiệp bao gồm: Bác sỹ, y sỹ; Điều dưỡng viên; Hộ sinh viên; Kỹ thuật viên; Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Điều 18 của luật quy định điều kiện để cá nhân được phép khám chữa bệnh. Theo đó, để hành nghề khám chữa bệnh, cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề. Trong đó, hồ sơ đề nghị của cá nhân phải có bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; Giấy xác nhận quá trình thực hành… Người hành nghề được hành nghề khám chữa bệnh theo đúng phạm vi hoạt động ghi trong chứng chỉ. Ví dụ, một bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ hay Ung bướu thì không được phép khám chữa bệnh chuyên khoa Nhi, chuyên khoa Sản… Điều 6 quy định một số hành vi bị cấm như: - Khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; - Hành nghề khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu. - Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám chữa bệnh. Trong hơn 18.000 danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo thông tư số 43 năm 2013 và thông tư số 21 năm 2017 (sửa đổi, bổ sung thông tư 43) của Bộ trưởng Y tế không có kỹ thuật chuyên môn nào có tên là “năng lượng gốc”. |
Nhóm PV
Đang ngồi xe lăn bỗng đi lại: Có thực năng lượng gốc chữa ung thư, bại liệt?
Năng lượng gốc có thể chữa ung thư, bại liệt? Thực hư câu chuyện này ra sao dưới góc nhìn của chính "đệ tử ruột" ông Phúc và người nhà bệnh nhân ung thư?(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Đầu năm, đi trộm không thành
- ·KCN Hiệp Phước đón thêm 8 nhà đầu tư mới
- ·Lai Châu: Hoàn thành di dân thủy điện Huội Quảng trước 31/12/2017
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Tích cực điều tra vụ mất 4 xe máy khu chung cư Ehome
- ·Tạm giữ nhóm bảo vệ đánh công nhân
- ·Việt Nam sẽ đầu tư, phát triển 3 trung tâm công nghiệp văn hóa
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Góc khuất trong hoạt động đấu giá tài sản
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Đầu tư gần 6.000 tỷ đổng xây dựng KCN Bàu Bàng mở rộng
- ·Dự án đổi chủ đầu tư có phải tổ chức đấu thầu lại?
- ·Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu qua cổng dịch vụ công quốc gia
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Thiên đường thuế và chuyện thu hút FDI của Việt Nam
- ·Vận hội mới cho Phú Yên
- ·Hộ kinh doanh cá thể được tham gia đấu thầu?
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Thông xe cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam, tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng