【bảng xếp hạng vô địch quốc gia australia】Kinh tế Mỹ đi xuống, nhiều cử tri quay sang bỏ phiếu cho ông Trump
Nhiều cử tri Mỹ từng bỏ phiếu cho Tổng thống Joe Biden cho biết,ếMỹđixuốngnhiềucửtriquaysangbỏphiếuchoôbảng xếp hạng vô địch quốc gia australia họ sẽ chuyển sang ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump với mong muốn kinh tế sẽ khởi sắc hơn.
Cô Tiesha Blackwell (24 tuổi) cho biết, năm 2020, cô và nhiều người thân khác trong gia đình mình đã bỏ phiếu cho Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử năm nay, cô Blackwell quyết định ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Một trong những lý do được cô Blackwell đưa ra là giá thực phẩm và nhà ở tăng cao chóng mặt. Trong khi đó nền kinh tế không có dấu hiệu phục hồi. Với việc ủng hộ ông Trump, Blackwell hy vọng kinh tế sẽ khởi sắc hơn.
Cô Blackwell, sống ở phía tây nam thành phố Detroit thuộc bang "chiến địa" Michigan. Cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều muốn có được Michigan khi các thăm dò gần đây cho thấy cử tri ở tiểu bang này vẫn đang lưỡng lự.
Cũng theo cô Blackwell, dù công việc của bản thân hiện tại đã tốt hơn so với trước đây nhưng giá nhà thuê nhà đã tăng gấp đôi buộc cô thường xuyên chuyển chỗ ở. Chi phí sinh hoạt cũng là một vấn đề lớn.
"Cuộc sống của tôi không tệ hơn so với 4 năm trước, nhưng nó cần sự thay đổi", Blackwell trả lời phỏng vấn bên lề một cuộc vận động tranh cử có sự tham gia của ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump là JD Vance tại Detroit vào tháng 10.
"Giá cả ở Detroit tăng chóng mặt. Tiền thuê nhà đã tăng lên gấp đôi (hơn 1.100 USD), ngay cả thịt heo cũng tăng giá", Blackwell chia sẻ.
Sự phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của Mỹ đang khiến cả thế giới phải ghen tị, với chi tiêu dành cho tiêu dùng tăng trưởng mạnh, cùng với đó là đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ vào nền kinh tế. Các hoạt động này đã giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái, tạo đà cho thị trường chứng khoán và việc làm.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ lại không giảm. Giá thực phẩm, tiền thuê nhà, tiện ích và dịch vụ như ăn uống đều cao hơn nhiều so với trước đại dịch. Trong khi đó thu nhập của người lao động gần như không thay đổi so với trước.
Thực tế này đã tác động lớn đến suy nghĩ của nhiều cử tri như Blackwell tại các bang chiến địa gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, North Carolina, Georgia, Arizona và Nevada.
Theo thăm dò của Reuters, 61% cử tri Mỹ khi được hỏi đều cho rằng nền kinh tế đang đi sai hướng và 68% cho rằng chi phí sinh hoạt đang tăng cao quá mức.
Trước bối cảnh đó, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên đảng Dân chủ và ông Trump trong chiến dịch tranh cử của mình đều đề xuất các giải pháp khác nhau. Bà Harris đã cam kết kìm hãm lạm phát và tăng quỹ tín dụng cho trẻ em, trong khi đó ông Trump đề xuất cắt giảm thuế đối với tiền làm thêm giờ, áp dụng thuế quan toàn diện đối với hàng nhập khẩu và trục xuất hàng loạt người nhập cư.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng đề xuất áp thuế quan và đe dọa trục xuất người nhập cư của ông Trump chỉ càng đẩy giá hàng hóa và dịch vụ lên cao, trong khi lệnh cấm tăng giá của bà Harris khó có thể thực hiện.
Tuy nhiên, khi được hỏi ứng cử viên nào có cách tiếp cận vấn đề tốt hơn, ông Trump dẫn trước về mặt kinh tế với 46% so với 38% của bà Harris.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang trở nên nóng hơn khi chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến ngày bầu cử (5/11). Cả hai ứng cử viên, Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa, đang tập trung thu hút sự ủng hộ từ nhóm cử tri chưa quyết định.
Theo thăm dò mới nhất từ trang Politico, ông Donald Trump hiện dẫn trước ở các bang Arizona và North Carolina, trong khi bà Kamala Harris đang dẫn đầu tại Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, và Georgia. Tại Nevada, hai ứng viên đang ở thế cân bằng. Dù vậy, khoảng cách giữa hai ứng viên tại các bang này đều rất sít sao.
Trà Khánh(Nguồn: Reuters)(责任编辑:Thể thao)
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Triển vọng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Tân Cương, Trung Quốc
- ·Triển vọng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Tân Cương, Trung Quốc
- ·Đội ngũ Trump
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Tình báo Mỹ: Tấn công sâu vào nội địa không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga
- ·Đài Loan tính chi 2,2 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ vào năm tới
- ·Đài Loan tính chi 2,2 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ vào năm tới
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Mỹ cho phép Ukraine sử dụng mìn sát thương
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Philippines sơ tán 255.000 người khi siêu bão Man
- ·Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Tại sao ông Trump chọn liên tiếp 2 bộ trưởng từ Fox News?
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Xu hướng 'phông bạt' ở Trung Quốc: Chi 1,2 tỷ đồng dự lễ nhậm chức của ông Trump
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ
- ·Bác khiếu nại của Israel, Toà án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và khách mời