【bảng xếp hạng nhât anh】Thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư để bảo trì hạ tầng giao thông
Đường cao tốc Nghi Sơn Diễn Châu thảm những km cuối cùng để thông xe kỹ thuật vào dịp Ảnh: Phạm Văn |
Chưa có quy định về phí sử dụng đường bộ cao tốc
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thời gian qua, Quốc hội đã thống nhất chủ trương dành nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế, Quốc hội đã có yêu cầu nghiên cứu thu hồi nguồn vốn đã đầu tư. Đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành, việc nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư là hết sức cần thiết nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Theo quy định của hệ thống văn bản quy phạm hiện nay, thu phí sử dụng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (cơ chế phí) và thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư để kinh doanh theo quy định của pháp luật về giá (cơ chế giá). Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế giá để thu tiền sử dụng đường bộ thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc chỉ được thực hiện đối với các dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh (hiện nay là các dự án đầu tư theo hình thức PPP). Các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư chưa được quy định là dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh nên không được áp dụng hình thức này.
Về cơ chế phí, hiện nay Luật Phí và lệ phí quy định danh mục các loại phí thuộc lĩnh vực đường bộ có một loại phí là “phí sử dụng đường bộ”, chưa có quy định về phí sử dụng đường bộ cao tốc thu qua trạm trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Bộ GTVT cũng phân tích trong trường hợp không tổ chức thu tiền sử dụng đường cao tốc, chủ xe sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc, dẫn đến lưu lượng phương tiện tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đồng thời cũng ảnh hưởng đến phương án tài chính của các dự án BOT.
Số tiền phí thu được nộp vào ngân sách
Ngày 8/2/2023, Bộ Tài chính đã chủ trì làm việc với các bộ, ngành liên quan và đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm thu tiền sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã nghiên cứu thêm phương án báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc trên một số đoạn/tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, với các nội dung chính như phạm vi và đối tượng là các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác trước năm 2025; nguyên tắc phân chia số tiền thu được theo tỷ lệ góp vốn đối với các tuyến đường cao tốc khi có sử dụng nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thời gian thu thí điểm theo cơ chế phí tối đa là 5 năm kể từ thời điểm đoạn/tuyến đường bộ được triển khai thu phí. Sau thời gian thí điểm thu nêu trên, Bộ GTVT sẽ có đánh giá, tổng kết đề xuất cơ chế phù hợp.
Tại các văn bản góp ý, các bộ đều đề nghị làm rõ lý do đề xuất để trình Quốc hội ban hành chính sách về cơ chế thí điểm; trường hợp thí điểm thì quá trình triển khai cần áp dụng theo cơ chế giá hay cơ chế phí; mục đích việc thu tiền để hoàn vốn hay thu nộp ngân sách; làm rõ phạm vi áp dụng toàn bộ các dự án đường bộ cao tốc có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả các dự án BOT đã được chuyển giao cho Nhà nước...), có đường song hành hay các dự án đường cao tốc được đầu tư mới sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, Bộ GTVT thấy rằng, rất khó có khả năng đề xuất Quốc hội cho phép thí điểm như một đề xuất chính sách mới... Trường hợp có thí điểm về phạm vi, thời gian thì cũng phải dựa vào cơ chế thu (phí hoặc giá) để thực hiện. Do đó, Bộ GTVT đưa ra quan điểm phương án thu phí sử dụng đường bộ qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo cơ chế phí là có hiệu quả và tính khả thi cao hơn phương án thu theo cơ chế giá.
Nguyên tắc phân chia số tiền phí thu được trên từng tuyến cao tốc được nộp vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương tham gia dự án đầu tư tuyến cao tốc đó.
Với kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá nêu trên, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư và bổ sung vào Danh mục Phí, lệ phí kèm theo Luật Phí và lệ phí.
Tiền phí sẽ ưu tiên sử dụng cho đầu tư Số tiền phí thu được được nộp ngân sách nhà nước và sử dụng theo quy định pháp luật về ngân sách, trong đó ưu tiên sử dụng cho đầu tư, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các dự án đầu tư đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi phân lưu khi các tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Cần 'biến ý tưởng thành hóa đơn'
- ·Công nghệ mới phát hiện mô ung thư hiệu quả đến 97%
- ·Thương mại hóa các tài sản trí tuệ 'vướng rào cản'
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Viettel Solutions phát động cuộc thi số “Đấu trường K12Online”
- ·Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đang nắm lấy cơ hội đổi mới
- ·Hướng dẫn tạo blog cá nhân trên Google miễn phí
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bamboo Airways công bố đường bay thẳng Hà Nội
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất bao bì Việt Hùng áp dụng thành công ISO 14001:2015
- ·Kỷ nguyên của các loại thuốc điều trị Covid
- ·Viettel tăng tốc phổ cập 4G thông qua chương trình “Kết nối 0 đồng”
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Trung Quốc: Phát triển vật liệu gỗ siêu bền có thể chống cháy
- ·Khánh Hòa: Khuyến khích doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số
- ·Ứng dụng công nghệ trong xét nghiệm bệnh trên động vật
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Chế tạo thành công cảm biến phát hiện nồng độ đường trong máu