【soi kèo bóng đá trực tiếp hôm nay】Xóm rẫy, vuông
(CMO) Hồi trước, bà con vùng xóm rẫy Đất Biển ai cũng khó khăn, nhưng từ khi áp dụng mô hình “rẫy - vuông”, trên trồng màu, dưới nuôi tôm, cua, vậy mà nhà nào cũng phất lên trông thấy.
Vừa dứt hột mưa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Điền Nguyễn Văn Giới tranh thủ dẫn đường cho tôi vào thăm xóm rẫy. Anh Giới nói như khoe: “Đi xíu nữa là phải lội sình nha. Vì nhiều hộ trồng xa trên phía đê biển nên vào sâu trong đó mới thấy rẫy. Ở đây nhiều hộ trồng rẫy trúng dữ lắm, nước mặn quanh năm vậy chớ ở vùng này không khi nào vắng rẫy hoa màu. Ấp này có trên 20 hộ trồng kinh doanh, thành lập hẳn THT, nhiều hộ cũng phất lên nhờ vào mô hình rẫy - vuông”.
Khấm khá nhờ "rẫy - vuông"
Đang lỡ tay dọn mớ cỏ quanh mấy liếp khổ qua, có khách ghé nên chị Huyền tiếp chuyện ngoài rẫy. Chị thông tin, nay chồng chị phụ với người hàng xóm đắp bờ nên chúng tôi không gặp được anh chủ nhà. Trên chiếc xuồng nhỏ, chị dùng 2 chân chống xuồng, còn tay thì lẹ làng nhổ cỏ theo bờ vuông. Chị Huyền giải thích: “Làm vậy cho nhanh, chứ tay vừa bơi vừa nhổ lâu lắm. Vậy chứ tôi làm hết khúc này, qua đám kia là chỗ cũ bắt đầu nhú lên nữa rồi. Làm nông dân có bao giờ sướng đâu”.
Năm nay 56 tuổi, từ khi theo chồng về xứ này lập nghiệp, nghề rẫy đã theo chị Võ Thị Huyền và là nguồn sống của cả gia đình đến tận bây giờ. Xóm rẫy Đất Biển quanh năm nước mặn, dù con tôm đã có mặt rất lâu nhưng bà con vùng này vẫn quyết tâm không bỏ nghề trồng rẫy.
“Làm rẫy mấy chục năm chứ ít ỏi gì đâu. Ngày nào cũng làm, năm nào cũng làm riết quen nên không có gì khó. Còn sức thì còn làm, mấy đứa thanh niên trẻ dễ gì tụi nó chịu làm nghề này. Tôi có thằng con trai duy nhất, ở nhà đất có sẵn, muốn trồng rẫy thì trồng, nuôi tôm hay cua cũng được, vậy mà vợ chồng nó bỏ lên Đồng Nai làm công ty. Giờ ở nhà còn vợ chồng tôi làm rẫy thôi”, chị Huyền tâm sự.
Chị Huyền lý giải: "Nuôi tôm, cua nặng tiền con giống, cũng phân thuốc, cải tạo, sên vét…, vốn đầu tư tính ra bạc chục triệu. Còn rẫy thì vốn nhẹ hơn, chỉ tiền giống, phân bón, công chăm sóc. Mình vừa nuôi tôm, vừa trồng rẫy, thất cái này thì vớt lại cái kia... Nói chung nông dân mà, hễ tính sao có ăn là làm hết”.
Chị Huyền quyết tâm cùng gia đình chí thú làm ăn trên mảnh đất quê hương. |
Trên 5.000 m2 đất bờ, gia đình chị Huyền chưa bao giờ để trống. Hết trồng bầu, mướp, dưa leo, khổ qua đến đậu đũa, đậu que, cải xanh hay có khi là trồng dưa hấu để thu hoạch bán Tết. Khấm khá nhờ rẫy, nhưng ăn chắc cũng có mặt con tôm. Mô hình rẫy, vuông từ lâu được gia đình chị áp dụng thành thạo trên mảnh đất nhà mình. Chỉ tính riêng chuyện trồng màu mà chồng chị được xã, huyện khen tặng thành tích thi đua sản xuất giỏi. Mỗi năm chăm chỉ làm lụng, gia đình chị thu nhập trên 100 triệu đồng từ rẫy.
Bám đất giữ làng
Tạo ra mô hình không khó, chỉ cần chịu mày mò thì trên mỗi mảnh đất đều có thể sinh lời. Người nông dân hiện nay đã dần có cái nhìn mới, sáng tạo mới để từng thời điểm, họ lại tự thích nghi với cuộc sống và tạo ra những mô hình hay để có thể kiếm được nguồn thu nhập ổn định.
71 tuổi, ông Phan Văn Giảo bảo, trải qua cái thời chèo xuồng đi bán đồ rẫy, đốt đèn cóc làm cỏ, ông và bà con nơi đây đã làm nên thương hiệu “rẫy đất mặn”.
Ông Năm Giảo kể: “Mấy đứa tụi nhỏ làm gì biết trồng bí đao có phấn. Giờ tụi nó trồng bí gì mà mới nhú lên hái bán mất rồi. Hồi ấy, cả xóm, cả ấp làm rẫy. Lúc đó trúng dữ lắm, nhưng giá không cao mà ai cũng ùm ùm làm rẫy. Nghề của ông cha mà dễ gì ai bỏ. Nhà nào có đất thì trồng lặt vặt ăn uống trong gia đình, còn chịu khó trồng để bán thì cũng có lời. Chủ yếu nông dân lấy công làm lời, thấy vậy mà cũng hay lắm”.
Giáp ranh với biển mặn nhưng không khi nào nơi đây lại vắng màu xanh của rau màu. Đối với những vùng khác thì mô hình này không mấy khả thi, nhưng với vùng này là thế mạnh. Ông Giảo nói: “Lúc trước đường sá chia cắt, điện đài cũng không, nhưng nhờ bám rẫy, bám đất mà giờ đời sống ai cũng khá. Mấy năm nay, thời tiết thất thường, dịch bệnh hoành hành, dù rẫy không sôi nổi như trước nhưng cũng đủ sức hút để tạo công việc ổn định”.
Một lão nông dày dặn kinh nghiệm trồng rẫy như ông Năm luôn hiểu những nhọc nhằn của nghề trồng rẫy. Có lẽ nghề nào cũng khó, nhưng quan trọng là họ có sức dẻo dai và sáng tạo như thế nào để chinh phục những mảnh đất “khó”. Tuy sức khoẻ không cho phép trồng trọt vì một số căn bệnh của người già, nhưng ông Năm luôn hướng con cháu gìn giữ, tôn tạo mảnh đất rẫy mà ông và xóm làng đã gầy dựng bao năm qua./.
"Tổ hợp tác tôm - màu 30/4 có 35 thành viên, với hơn 10 ha đất trồng màu, chưa kể diện tích thả tôm, cua. Mô hình rẫy - vuông được bà con nơi đây áp dụng mang lại hiệu quả nhiều năm qua. Năm 2016, THT này được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng để phát triển. Đây là động lực để bà con nơi đây gắn bó với rẫy. Chúng tôi chọn mô hình này đề nghị khen thưởng của Ban Dân vận Trung ương trong thời gian tới”, anh Nguyễn Văn Giới thông tin. |
Hằng My
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Việt Nam trắng tay tại Hoa hậu Qúy bà Thế giới 2023
- ·Miss Grand Vietnam tái khởi động, nhân tố nào được réo gọi?
- ·Hoa hậu Thuỳ Tiên lộ dấu hiệu tăng cân, vòng 2 kém thon gọn
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Á hậu Miss Grand Vietnam phẫu thuật thẩm mỹ đến không nhận ra
- ·Thùy Tiên lọt Top 10 nghệ sĩ có sức ảnh hưởng nhất
- ·Bi hài của Nam Em: Livestream cãi nhau gấp mấy lần view MV ca nhạc
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Hoa hậu Toàn Cầu 2023 bị chê 'đô con'
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Ngọc Trinh diện đồ tinh khôi, nói trái tim chi chít tổn thương vào 8/3
- ·Cựu Hoa hậu Siêu quốc gia 'chê' cuộc thi mình từng đăng quang
- ·Á hậu ủng hộ 'sugar baby' chi bao nhiêu tiền để thi hoa hậu?
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Người hâm mộ khuyên Hoa hậu Ngọc Châu nên tập thể dục
- ·Top 25 Miss World 2014
- ·Tranh cãi việc Hoa hậu Trái Đất 2023 'thả rông' vòng 1 trước người dân
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Hồ Ngọc Hà từng bị một siêu mẫu vượt mặt nhan sắc trên sàn diễn