【bxh ấn độ】Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục giảm mạnh
Cần chính sách thiết thực “trợ lực” ngành công nghiệp chế biến,ấtkhẩunhómhàngcôngnghiệpchếbiếnchếtạotiếptụcgiảmmạbxh ấn độ chế tạo | |
Sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo đang dần hồi phục | |
Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài |
Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đà giảm. Ảnh: Thu Dịu |
Theo Bộ Công Thương, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP ước tính giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vốn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế nhưng giảm 2,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,5%), làm giảm 1,5 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 1,7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm.
Đáng chú ý, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước: ô tô giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 15,1%; điện thoại di động giảm 13%; xe máy giảm 12,3%; phân u rê giảm 12,2%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 11,1%; quần áo mặc thường giảm 10,4%; linh kiện điện thoại giảm 10,1%; xi măng giảm 4,8%; thép cán giảm 4,5%; dầu thô khai thác giảm 4%; khí hóa lỏng LPG giảm 3,7%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: đường kính tăng 23,2%; xăng dầu tăng 15,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 12,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 10,4%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; sơn hóa học tăng 6,1%.
Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đà giảm mạnh, ước đạt 91,16 tỷ USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Đà sụt giảm này theo đánh giá của Bộ Công Thương là do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, tổng cầu giảm sút, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu lớn giảm mạnh.
Hầu hết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất, ước đạt 17,4 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 16 tỷ USD, giảm 8,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng ước đạt 13 tỷ USD, giảm 5,9%; hàng dệt may ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 19,3%; giày dép các loại ước đạt 6,13 tỷ USD, giảm 16,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,86 tỷ USD, giảm 31,3%; Sắt thép các loại đạt 2,38 tỷ USD, giảm 27,9%.
Chỉ có một số ít mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng như: giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 12,8%.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân của sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu là do các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm.
Trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.
Bên cạnh việc giảm lượng, so với cùng kỳ giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản (nhân điều, cà phê, hạt tiêu, cao su…) giảm; giá xuất khẩu dầu thô, sản phẩm xăng dầu, các loại quặng, phân bón, sắt thép cũng giảm đã tác động đến tốc độ tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung.
Hơn nữa, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 8/2023 (từ ngày 7/8/2023 đến 13/8/2023)
- ·Giá cao su xuất bán gần bằng giá thành
- ·Hải quan Hà Nội đánh giá năng lực đối với hơn 400 công chức
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, uy tín khi tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
- ·Học viện Hàng không Vietjet trở thành đối tác đào tạo của IATA
- ·3,9 triệu USD nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Bản tin kinh tế 3/9: Gói 40.000 tỷ giải ngân chậm; trái phiếu nhộn nhịp trở lại
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Giá vàng nhẫn tăng sốc, vượt 58 triệu đồng/lượng, lên đỉnh lịch sử
- ·Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước: Chú trọng tính chất đặc thù
- ·Cổ phiếu trụ cột giảm sàn, VN
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 7/2023
- ·Các chính sách mới về Tài chính có hiệu lực trong tháng 3/2014
- ·Bản tin kinh tế 19/9: Phân loại hồ sơ hoàn thuế; chuyển khoản xác thực vân tay
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Các chính sách mới về Tài chính có hiệu lực trong tháng 3/2014