【bxh bd serie a】AIPA tham gia chặt chẽ vào kế hoạch phục hồi ASEAN hậu đại dịch
Bà Phạm Thị Hồng Yến,ặtchẽvàokếhoạchphụchồiASEANhậuđạidịbxh bd serie a Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tếcủa Quốc hội, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp Uỷ ban Kinh tế AIPA 42. |
Tiếp tục chương trình nghị sự Đại hội đồng Liên nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA 42), chiều 24/8 phiên họp của Uỷ ban Kinh tế đã xem xét 2 nghị quyết.
Đó là Nghị quyết về “Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệpsiêu nhỏ, nhỏ, vừa và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN" và Nghị quyết về “Phục hồi Kinh tế sau đại dịch: Hợp tác du lịch trong ASEAN".
Hai nghị quyết này là sự tiếp nối Nghị quyết được thông qua tại Ủy ban Về các vấn đề Kinh tế trong khuôn khổ AIPA 41 do Việt Nam là nước chủ nhà về “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau dịch bệnh COVID-19” diễn ra tháng 9/2020.
Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp
Nghị quyết thứ nhất là do Brunei và Malaysia đề xuất. Theo đoàn Brunei, hội nhập kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với ASEAN trong khắc phục hậu quả của Covid- 19. Ngoài tác động lên thị trường tài chính, Covid - 19còn tác động lên chuỗi cung ứng, tiêu thụ, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy nghị quyết này rất cần nhấn mạnh sự phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Đoàn Việt Nam, Nghị viện các nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hướng tới hài hòa hóa hội nhập kinh tế và phục hồi xanh và bao trùm tại khu vực ASEAN, ưu tiên kết nối, đặc biệt là kết nối tiểu vùng, vùng sâu và vùng xa, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập tại các ngành kinh tế có tính dẫn dắt cho quá trình hội nhập kinh tế tổng thể khu vực ASEAN.
Đoàn Việt Nam cũng đề nghị huy động và phân bổ đủ ngân sách và nguồn lực cho kết nối kỹ thuật số, trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật số cho người dân trong khu vực ASEAN.
Việt Nam cũng đề nghị các nghị viện ủng hộ việc thực thi có hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số bao trùm thuộc Khung phục hồi tổng thể ASEAN và đẩy nhanh việc xây dựng Chiến lược hợp nhất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) cho ASEAN.
Đồng thời, khuyến khích mỗi quốc gia xây dựng định hướng số hóa cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa, tập trung vào tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực và khả năng cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế số.
Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa chuyển đổi số và các nền tảng công nghệ số xuất sắc trong các nước ASEAN cũng là đề nghị từ đoàn đại biểu Việt Nam.
Dự thảo nghị quyết thứ nhất đã được thông qua, với một số đóng góp của đoàn Việt Nam.
ASEAN cần tự cường về vắc-xin Covid- 19
Đề xuất dự thảo Nghị quyết về “Phục hồi Kinh tế sau Đại dịch: Hợp tác du lịch trong ASEAN”, đoàn Thái Lan nhấn mạnh đã đến lúc du lịch ASEAN cần cách tiếp cận mới.
Tác động của Covid- 19 lên ngành du lịch là rất mạnh, ASEAN cũng đã tính tới họp tác du lịch hướng tới các mục tiêu hội nhập ASEAN, hồi sinh ngành du lịch sau Covid - 19, đoàn Thái Lan trình bày.
Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác du lịch của các quốc gia ASEAN để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid- 19. AIPA cũng tái khẳng định cam kết của AIPA hỗ trợ kế hoạch phục hồi du lịch trong khu vực, hướng tới du lịch bao trùm, bền vững và tự cường. Dự thảo cũng nêu việc hỗ trợ ngành du lịch với yếu tố quan trọng là tự cường về vắc xin covid - 19, đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận bình đẳng, với giá cả phải chăng, giúp cho việc phục hồi sau đại dịch.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước ASEAN tham gia chặt chẽ vào quá trình triển khai các kế hoạch phục hồi ASEAN hậu đại dịch hướng tới sự ổn định và phát triển trong khu vực, đặc biệt là Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, sáng kiến tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với các thảm họa thiên tai; hối thúc việc triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về An ninh và tự cường vắc-xin, kho dự trữ trang thiết bị y tế ASEAN và Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN;
Việt Nam cũng bày tỏ sự ủng hộ Tầm nhìn Du lịch ASEAN đến năm 2025 hướng tới du lịch trách nhiệm và bền vững; thúc đẩy phục hồi xanh và đa dạng văn hóa trong du lịch.
Khuyến khích xây dựng cơ chế “bong bóng du lịch”, thiết lập “hành lang xanh”, tạo ra các tuyến đường đặc biệt đến các địa điểm du lịch tại các quốc gia thành viên cũng là ý kiến tham gia của đoàn Việt Nam.
Nghị quyết thứ hai cũng đã được Uỷ ban Kinh tế thông qua, trong đó có ghi nhận đề xuất của Việt Nam.
(责任编辑:La liga)
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần tăng năng suất chất lượng
- ·Tòa nhà hội sở Techcombank tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: Đẳng cấp mới về nơi làm việc tốt nhất
- ·Người tiêu dung cần lưu ý về các khoản phụ thu trong các ứng dụng gọi xe công nghệ
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Đồng Tháp phát hiện cơ sở vi phạm quy định trong kinh doanh phân bón
- ·Bột giặt giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng: Nguy cơ chứa hóa chất độc hại
- ·Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại CTCP Kỹ thuật Năng lượng Việt
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Công ty Dược phẩm Afi Farma của Indonesia sử dụng nguyên liệu có độc tố tới 99% để sản xuất siro ho
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Những rủi ro xảy đến với người dùng khi truy cập web lậu
- ·Nguy cơ mất tài sản vì những lỗ hổng trên ví điện tử
- ·Lý do không nên mua bình đun siêu tốc không nhãn mác giá rẻ
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Lỗi cảnh báo mở cửa làm hơn 11.000 ô tô Mercedes Benz phải triệu hồi
- ·Chuyên gia khuyến cáo cách dùng tinh bột nghệ để có lợi cho sức khỏe
- ·Cuba thử nghiệm thành công thuốc Jusvinza điều trị viêm khớp dạng thấp
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Hoa quả nhập nhèm nguồn gốc tràn lan ở các chợ dân sinh, mạng xã hội