【diễn biến chính newcastle gặp everton】Hạn mức lượt khám BHYT tăng tới 38%, lo ngại tính khả thi
Số lượt khám phù hợp,ạnmứclượtkhámBHYTtăngtớilongạitínhkhảdiễn biến chính newcastle gặp everton bệnh nhân được khám và tư vấn nhiều hơn.
Bàn khám chưa đủ đáp ứng nhu cầu
Các cơ sở y tế sẽ phải điều chỉnh tăng định mức số lượt khám/bàn khám tối đa lên 65 lượt/ngày. Đây là điểm đáng chú ý trong Thông tư số 15 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp vừa được Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/7.
Với quy định này, mức tối đa số lượt khám/bàn khám đang tăng lên khá cao so với quy định trước đó, tăng khoảng 38% (trước đây là không quá 45 lượt khám/bàn khám/ngày), khiến nhiều người không khỏi lo lắng sẽ bị giảm thời gian khám và không được khám kỹ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ Y tế) cho biết: “Thông tư 15 quy định mức cao nhất là 65 người/bàn khám là mức để BHYT chi trả tiền khám. Trên thực tế, Bộ Y tế đã chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp, nhưng một vài cơ sở chưa thể ngay lập tức mở thêm phòng khám, tăng cường bác sĩ, bàn khám; trong khi đó không thể để bệnh nhân ra về nhưng chưa được khám trong ngày. Vì vậy ngoài việc yêu cầu các cơ sở y tế tăng số lượng bàn khám, thì phải tăng lượt khám để đảm bảo mức bình quân được chấp nhận chi trả, thanh toán BHYT. Những đơn vị quá khó khăn trong việc sắp xếp thì có thể điều chỉnh lượt khám cao hơn tại các bàn khám, nhưng không vượt mức tối đa 65 người/bàn”.
Cũng theo ông Liên, từ khi xây dựng giá dịch vụ y tế cho Thông tư 37 trước đó, Bộ Y tế đã rất kỳ vọng có thể xây dựng định mức số lượng lượt khám/bàn khám ở mức 35 người/bàn khám. Thực tế sau một thời gian thực hiện, nhận thấy các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh có số lượng người đến khám tăng lên, trong khi các cơ sở chưa thể tăng số lượng bàn khám để đáp ứng nhu cầu thực tế; các bệnh viện thường phải bố trí 40- 45 lượt/bàn khám/ngày, nên Bộ đã phải điều chỉnh lại theo định mức tối đa 45 người/bàn khám. Nếu tính theo công thức chỉ được khám đúng đến người thứ 35 mà người tiếp theo không được nhận khám nữa, để bệnh nhân phải chờ đến hôm sau thì mới là không phù hợp.
Sắp xếp lịch khám hợp lý
Theo khảo sát của Bộ Y tế, hiện nay, số lượng người đến khám bệnh tại các cơ sở y tế rất đông và không đồng đều; ở một số bệnh viện chỉ đông và quá tải bệnh nhân vào đầu tuần nhưng cuối tuần thì rất vắng nên có những ngày số lượt khám/bàn khám rất cao nhưng có những ngày lại rất thấp.
Theo đó, Bộ Y tế đang tiến hành rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải, trong đó việc sắp xếp lịch khám hợp lý cho từng đối tượng bệnh nhân. Đơn cử như với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, chỉ đi khám định kỳ thì khuyến khích không nhất thiết phải đến khám vào buổi sáng để tránh gây quá tải mà nên đến vào buổi chiều hoặc tránh ngày đầu tuần đông bệnh nhân.
“Nếu thời gian khám bệnh ít, chất lượng khám bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện ngoài việc tăng bàn khám, tăng bác sĩ… Phải bố trí hợp lý bác sĩ điều trị nội trú, thăm khám buồng bệnh vào buổi chiều để tập trung giải quyết cho bệnh nhân khám ngoại trú trước, tránh để người bệnh chờ lâu, không bị rút ngắn thời gian khám bệnh cho bệnh nhân”, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết.
Bên cạnh đó, hiện nay một số bệnh viện đã triển khai phần mềm đặt lịch khám qua mạng, qua điện thoại cũng là giải pháp có thể giải quyết được vấn đề sắp xếp số người/bàn khám để cải thiện chất lượng khám bệnh.
Theo ông Khoa, hiện nay theo chỉ đạo của Bộ Y tế, nhiều bệnh viện đã áp dụng công nghệ trong đặt lịch khám qua điện thoại, qua mạng để thuận tiện sắp xếp lịch đến bệnh viện khám, tránh quá tải bàn khám tại bệnh viện như: Bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) , bệnh viện Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh)... Tuy nhiên hiện công nghệ này chưa phổ biến và phần lớn người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng, mà vẫn theo thói quen tiện lúc nào là đến bệnh viện khám ngay lúc đó. Muốn vậy cần phải truyền thông nhiều hơn để người dân biết những bệnh viện nào đã áp dụng việc đặt lịch khám trước và tích cực sử dụng rộng rãi mới có hiệu quả.
TheoBáo Tin tức
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Ứng phó với hội chứng MERS
- ·Thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo: Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
- ·Việt Nam lần đầu thành công trong ghép thận không cùng huyết thống
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Xử trí khi say nắng, say nóng
- ·Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Góp phần bảo vệ thế hệ tương lai
- ·Bệnh viện Mỹ Phước: Được phép triển khai kỹ thuật thận nhân tạo
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Tổ chức hội thảo chăm sóc sức khỏe phụ nữ
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Đình chỉ lưu hành 2 loại thuốc không đạt chất lượng
- ·4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay không
- ·Trường Đại học Bình Dương: Vận động giáo viên, đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·TX.Bến Cát: Tập huấn phòng chống sốt rét cho cán bộ y tế thôn ấp
- ·Phát màn tẩm hóa chất phòng chống sốt rét cho người dân
- ·Ăn vài lát chanh đông lạnh giúp phòng tránh ung thư
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Đấu giá khu đất trung tâm đào tạo nghiệp vụ làm dự án 1.000 tỷ đồng