【keết quả bóng đá】Bảo tồn, phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
* 10 năm trước,ảotồnphaacutethuygiaacutetrịdisảntiacutenngưỡngthờcuacutengHugravengVươkeết quả bóng đá tháng 12-2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngay sau đó, tỉnh Phú Thọ đã triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị DSVH như thế nào, thưa ông?
Đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh, tỉnh cam kết và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia. Hằng năm, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng luôn được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống. Thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là từ Khu di tích lịch sử đền Hùng - Trung tâm thực hành nghi lễ tín ngưỡng - với sự hội tụ sâu sắc nhất nghĩa “đồng bào”, ý thức nguồn cội của hàng triệu triệu người dân Đất Việt và sự lan tỏa mạnh mẽ từ Trung tâm Nghĩa Lĩnh không chỉ đến các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng Hùng Vương trong tỉnh Phú Thọ mà còn lan rộng ra các di tích thờ Hùng Vương trong và ngoài nước, đều đồng loạt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch trang nghiêm, trọng thể. Song song đó thực hiện đầu tư, tôn tạo, tu bổ xây dựng Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia đền Hùng theo đúng Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hằng năm, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng được tổ chức thành kính, trang nghiêm theo nghi lễ truyền thống
Ngày 22-10-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Khu di tích lịch sử đền Hùng là Khu du lịch quốc gia. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch phát huy tiềm năng, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các di sản liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đó lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa đến đồng bào và du khách quốc tế về giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản quý báu của dân tộc.
Đến thời điểm hiện tại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã và đang được bảo tồn, phát huy theo đúng cam kết trong Chương trình hành động quốc gia.
* Tỉnh Phú Thọ đã triển khai rất kịp thời Chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Vậy, tỉnh đã tập trung vào những nội dung nào, thưa ông?
Để nâng cao vai trò của cộng đồng, chủ thể sáng tạo, bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị di sản, tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, bảo tồn các tập quán, tín ngưỡng, nhất là trong các dịp lễ hội đền Hùng hằng năm. Khuyến khích việc trao truyền, thực hành nghi lễ, tín ngưỡng cho các thế hệ. Vào những kỳ lễ hội, các nghi thức tế lễ được giới thiệu, nhận diện giá trị và hướng dẫn việc thực hành cho những người trực tiếp tham gia, đặc biệt là lớp trẻ thông qua các cuộc tập huấn về tín ngưỡng và thực hành nghi lễ.
Du khách thập phương hành hương về Khu di tích lịch sử đền Hùng
Tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh và cả nước, thông qua đó để có biện pháp bảo tồn, khôi phục và phát huy. Song song đó, công tác tổ chức sưu tầm, bổ sung các truyền thuyết, nghi thức, trò diễn dân gian liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt cũng được quan tâm triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cộng đồng các địa phương tổ chức nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn; xây dựng ngân hàng dữ liệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng. Tỉnh cũng đã xây dựng đề án “Xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”. Chú trọng bảo tồn và phát huy 2 DSVH phi vật thể của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát xoan Phú Thọ”.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, giới thiệu, phổ biến, quảng bá, tuyên truyền về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu di tích lịch sử đền Hùng phối hợp tổ chức chương trình giáo dục đưa di sản vào trường học. Đồng thời đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn, chú trọng giáo dục phổ biến, nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử và về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho học sinh...
* Lễ hội đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một trong những hình thức biểu đạt tập trung nhất của tín ngưỡng thờ Tổ. Theo ông, việc tổ chức Lễ hội đền Hùng có ý nghĩa như thế nào để tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hành cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng này?
Lễ hội đền Hùng là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, là dịp quan trọng để mọi người dân hành hương tìm về nguồn cội, tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định mọi người Việt Nam thuộc mọi dân tộc, mọi tầng lớp, dù già, trẻ, gái, trai, dù đang sinh sống ở Việt Nam hay ở nước ngoài đều có chung một cội nguồn, chung một ngày Giỗ Tổ vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm đã trở thành điểm hẹn tâm linh của mỗi người dân nước Việt. Việc tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được đặc biệt chú trọng, nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công đức các vua Hùng đã có công dựng nước và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương giờ đây trở thành ngày hội văn hóa của toàn dân tộc, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng để tri ân tổ tiên, gắn kết cộng đồng và cầu mong tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an. Đó cũng chính là bản thể, cội nguồn sự hình thành, kết nối của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, từ gia đình đến dòng họ, đến quốc gia, dân tộc. Sự cố kết chặt chẽ ấy chính là sức mạnh bền vững để tạo nên giá trị bản sắc riêng có của dân tộc Việt Nam và của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Lễ hội đền Hùng còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và đã khiến cả thế giới phải vị nể ý thức nguồn cội của mỗi con người Việt Nam.
* Đã tròn 10 năm tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được vinh danh. Từ đó đến nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Xin ông cho biết, thời gian tiếp theo, nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ được đặt ra như thế nào đối với tỉnh Phú Thọ để tiếp tục lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống đương đại?
Để tiếp tục lan tỏa tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương ở Phú Thọ trong đời sống cộng đồng, trong giai đoạn tới, tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai một số nội dung trọng tâm: Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp các truyền thuyết, nghi lễ, diễn xướng dân gian; khôi phục và bảo tồn các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng này. Tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về DSVH phi vật thể “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là tài sản quý giá của nhân loại và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị to lớn của tín ngưỡng này. Phát huy vai trò của cộng đồng là một giải pháp quan trọng và bền vững trong việc bảo tồn di tích nhằm hướng đến mục đích: Mỗi người dân vừa là người tham gia bảo vệ vừa là người thụ hưởng những giá trị của DSVH mang lại. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến, quảng bá về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, các giá trị văn hóa vùng Đất Tổ... đến tất cả các cấp, ngành và nhân dân toàn tỉnh, du khách trong và ngoài nước, thông qua đó cộng đồng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tập trung xây dựng, phê duyệt quy hoạch hệ thống các di tích liên quan đến thờ cúng Hùng Vương, các tướng lĩnh thời Hùng Vương đảm bảo chủ động, khoa học, hiệu quả…
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng, Trưởng ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm Nhâm Dần 2022
Song song đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các giá trị văn hóa, gắn bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa vừa có năng lực, trình độ vừa có tâm huyết là cơ sở quan trọng, là nguồn lực bảo tồn và phát huy DSVH trước mắt và cả lâu dài. Hoạch định và thực hiện nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Trân trọng cảm ơn ông! Thu Hà(thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·PM addresses WEF’s Country Strategic Dialogue on Việt Nam
- ·Bulgarian National Assembly Speaker to pay official visit to Việt Nam
- ·NA Chairman welcomes Vice President of Lao legislature
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·NA’s extraordinary session wraps up with land law approved
- ·Inspection agencies achieve notable progress in 2023
- ·Lao PM’s visit to enhance Việt Nam
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Hungary considers Việt Nam most crucial partner in Southeast Asia: Hungarian president
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·PM’s visit to bolster Việt Nam
- ·Plenty of room for Việt Nam, Sweden to promote ties: Ambassador
- ·Improving State management and law enforcement capacity on digital transformation
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·PM unveils planning decision for Hải Dương Province
- ·President hosts Chinese Party official
- ·PM meets Swiss President, UNCTAD Secretary
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bulgarian National Assembly Speaker to pay official visit to Việt Nam