【kqbdd】Trong đại dịch hiểu rõ hơn về “an ninh con người”
Phó giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Phước Long Nguyễn Ngọc Phương trao quyết định hoàn thành biện pháp cách ly,đạidịchhiểurotildehơnvềldquoanninhconngườkqbdd điều trị cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là cháu V.G.B - Ảnh: Ngọc Nhật
Dự báo chiến lược từ tổng kết thực tiễn
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và nhất là địa chính trị trên thế giới trong những năm gần đây đã và đang có sự vận động quyết liệt. Từ đó dẫn đến nhiều biến đổi rất khó lường và những bất trắc có thể xảy ra đột biến, bất ngờ. Trong khi đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu luôn rình rập đe dọa cuộc sống của mọi người dân trên hành tinh. Bên cạnh đó, không gian ngày nay không đơn thuần chỉ là thực mà thực với ảo đan xen nhau. Không gian kỹ thuật số đang tạo ra những cơ hội và những thách thức mới vô cùng quyết liệt cho mọi quốc gia. Trong sự vận động bất tận này, thời gian đang mang trong mình nó sức mạnh của tư duy và trí tuệ. Do đó, việc nhận định đúng tình hình để đề ra chủ trương, đường lối và những chiến lược, sách lược phù hợp là yếu tố quyết định đến sự tồn vong cũng như phát triển của mọi quốc gia.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, thế giới và dự báo xu thế của thời đại, trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII đã khẳng định: Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt… Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta…
Quan điểm nhất quán về an ninh con người
Xuất phát từ quan điểm nêu trên và trước bối cảnh tình hình thế giới cũng như khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh, phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến khó lường, với hậu quả cực kỳ nguy hiểm, Đại hội XIII của Đảng đã xác định vấn đề an ninh quốc gia một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn. Đó là, không chỉ có các vấn đề về an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn bao quát vấn đề an ninh phi truyền thống, “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”, “an ninh kinh tế”, “an ninh xã hội”, “an ninh mạng” và trước hết, trên hết là “an ninh con người”. Chính vì vậy, trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII đã khẳng định nhiệm vụ bảo đảm “an ninh con người” của Đảng và Nhà nước trong những năm tới rất cụ thể, rõ ràng và phù hợp với tình hình cũng như xu hướng của thế giới trong thời gian tới.
Đó là: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững… Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả.
Đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng ta đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo đảm an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề đặt ra ở đây là hiểu như thế nào về an ninh con người. Đó là việc mọi người dân trên lãnh thổ Việt Nam được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại. Và bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Theo đó, trên hết và trước hết là bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.
Sức khỏe, tính mạng con người là trên hết và trước hết
Thực tế đã chứng minh quan điểm nêu trên của Đảng ta hoàn toàn đúng và ứng phó kịp thời với sự vận động bất thường của cuộc sống. Bằng chứng là vi rút SARS-CoV-2 gây hội chứng hô hấp cấp được phát hiện đầu tiên vào những ngày cuối tháng 12-2019, tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, thì vào chiều 27-1-2020, tức mồng 3 tết Canh Tý, tại cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của SARS-CoV-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Chống dịch như chống giặc. Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”. Đây là thông điệp thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo mang tính cấp bách và phương châm hành động quyết liệt để không ai bị bỏ lại phía sau với mục tiêu trước hết, trên hết là vì sức khỏe, tính mạng của người dân.
Trước hết là vì, Covid-19 là đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, không chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến hàng triệu người trên trái đất tử vong. Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng, chống dịch để chống phá. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch… Các loại giặc nêu trên đều nguy hiểm như nhau.
Đó là phương pháp và biện pháp phòng, chống đại dịch của Việt Nam để bảo đảm về an ninh con người. Trong khi đó, với phương pháp tiếp cận về đặc trưng và khái niệm, Liên hợp quốc đã đưa ra 7 nhân tố cấu thành nội hàm của an ninh con người, bao gồm: An ninh kinh tế; an ninh lương thực; an ninh sức khỏe; an ninh môi trường; an ninh cá nhân; an ninh cộng đồng; an ninh chính trị. Tóm lại, an ninh con người theo Liên hợp quốc là việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người trước những nguy cơ xâm hại, đe dọa… Như vậy, Đảng ta đã kế thừa giá trị tinh hoa của nhân loại về nội hàm của vấn đề an ninh con người. Không chỉ có kế thừa, Đảng ta còn vận dụng một cách sáng tạo, đồng thời vừa phát huy, phát triển, vừa nâng tầm tư duy về vấn đề này phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Đó là tại Đại hội XIII của Đảng đã đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo đảm an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước phồn vinh, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Với quan điểm nêu trên, việc chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân. Do đó, việc bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân. Ở đây, vấn đề bảo đảm an ninh con người và an ninh quốc gia là hai thành tố không thể tách rời, mà luôn luôn gắn chặt với nhau và phải được thực hiện song song với hiệu quả cao nhất, tốt nhất. Và như vậy, trong đại dịch Covid-19, chúng ta càng hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nhân văn trong chiến lược bảo đảm an ninh con người của Đảng ta.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Nga hoàn thành sửa đổi học thuyết hạt nhân, sử dụng 'khi cần thiết'
- ·Đội ngũ Trump
- ·Các điểm nóng xung đột sẽ ra sao sau khi ông Trump đắc cử?
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết với người dân Palestine
- ·Bác khiếu nại của Israel, Toà án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu
- ·Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề hội nghị G20
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Ông Trump sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để trục xuất người nhập cư
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Phản đối lệnh bắt của ICC, Hungary mời Thủ tướng Israel thăm chính thức
- ·Việt Nam lọt top 10 đất nước đáng sống cho người nước ngoài năm 2024
- ·1.000 ngày xung đột Nga
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Nga tuyên bố có 'siêu vũ khí'
- ·Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước 2050
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Bị đuổi việc vì ngủ gật, người đàn ông kiện công ty và được đền 1,2 tỷ đồng