【kết quả u19 italia】Hải quan cam kết hành động đồng hành cùng doanh nghiệp
Theảiquancamkếthànhđộngđồnghànhcùngdoanhnghiệkết quả u19 italiao Tổng cục Hải quan, tháng 11-2015, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 60 phê chuẩn Hiệp định TFA và tính đến 31-10-2016 đã có 96 thành viên WTO phê chuẩn Hiệp định TFA. Hiệp định TFA dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2017 và các cam kết của Hiệp định TFA được chia thành các nhóm A, B và C.
Theo đó, mỗi nước sẽ phân loại các điều khoản dựa vào khả năng có thể thực thi của mỗi điều khoản, trong đó, nhóm A là thực thi vào ngày Hiệp định có hiệu lực, nhóm B là Hiệp định có hiệu lực (+, x) thời gian (mỗi nước thành viên tự thực thi) và nhóm C là thực thi sau khi được hỗ trợ về kỹ thuật và xây dựng năng lực.
Việt Nam đã thông qua các cam kết nhóm A của mình lên WTO nhằm xác định những cam kết mà sẽ được thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Do đó, mục tiêu của hội thảo lần này là xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết nhóm B và C để xác định các nội dung cần hoàn thiện nhằm triển khai Hiệp định.
Cụ thể, kế hoạch hành động bao gồm chi tiết về các nhiệm vụ cần phải làm, các mục tiêu và đầu ra chi tiết cho từng cam kết, khoảng thời gian chuyển đổi, nhu cầu hỗ trợ cần thiết, nhiệm vụ của từng cơ quan có liên quan, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, sau đó kế hoạch được trình lên Ủy ban chỉ đạo quốc gia về một cửa và tạo thuận lợi thương mại.
Kế hoạch thực hiện dự kiến các cam kết nhóm B và C sẽ được thông báo cho Ban thư ký WTO khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Khi có hiệu lực, Hiệp định sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của cộng đồng DN, đồng thời thúc đẩy thương mại và đầu tư ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, đây là một Hiệp định rất quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, giúp giảm thời gian và chi phí cho các giao dịch thương mại qua biên giới. Theo kết quả nghiên cứu của WB thì việc thực hiện Hiệp định TFA sẽ giúp giảm 20% chi phí giao dịch cho các DN tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư và tạo công ăn việc làm cho nguồn nhân lực Việt Nam.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Nụ |
Với những lợi ích và hiệu quả rõ rệt mà Hiệp định TFA mang lại, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm của mình thông qua việc ban hành Kế hoạch nói trên cũng như việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Việt Nam không chỉ chứng tỏ mình là quốc gia chủ động và tích cực trong hợp tác hội nhập quốc tế mà còn thể hiện mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư cho DN theo đúng mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Với vai trò cơ quan thường trực, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào việc triển khai thực hiện Hiệp định một cách thiết thực và hiệu quả, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh.
Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết thêm, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện các cam kết liên quan tới lĩnh vực hải quan. Đơn cử, hoạt động kiểm tra chuyên ngành có liên quan rất nhiều đến hàng hoá XNK, như: kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…. Bên cạnh đó, các cam kết còn liên quan tới các dịch vụ logistics ở đường bộ, đường biển… để làm sao tiết giảm thời gian, chi phí cho DN trong việc thông quan hàng hoá XNK.
Tổng cục Hải quan cũng được giao nhiều nhiệm vụ quan trong liên quan tới các cam kết Nhóm B và C, chẳng hạn: rà soát lại các văn bản pháp lý hiện không còn phù hợp để đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung. Hay kế hoạch mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động đó. Trong hoạt động thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thì cần xây dựng phương án đầu tư CNTT để số hoá, hiện đại hoá thủ tục… Theo đó, các cam kết nhóm B và C có liên quan tới các cam kết nào mà Tổng cục Hải quan có thể triển khai được và đưa ra cam kết với WTO, từ đó làm cho hoạt động kinh doanh đơn giản, thuận lợi hơn và hỗ trợ tích cực cho DN trong sản xuất kinh doanh.
Theo ông Craig Hart, Phó giám đốc USAID tại Việt Nam, với nội dung bao trùm các vấn đề về hải quan nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa XNK, quá cảnh tại các cửa khẩu cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện, Hiệp định TFA hứa hẹn tạo ra một động lực mới thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên WTO.
Đối với Việt Nam, những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa, TFA còn đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, kèm theo các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA có thể là động lực cộng hưởng có ý nghĩa và là thước đo khách quan cho quá trình cải cách tự thân này của Việt Nam.
Do đó, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại để thực hiện Hiệp định TFA đạt hiệu quả. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những động thái tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng động DN hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, các DN Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ TFA, bởi hiện tại thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các DN trong quá trình XNK.
Song để việc thực thi TFA thật sự đem lại hiệu quả, thì DN và Nhà nước phải cùng làm. Nhà nước có chức năng sửa đổi các quy trình, quy định pháp luật trong nước cho phù hợp với TFA, còn DN có nhiệm vụ cùng với Nhà nước rà soát và khuyến nghị sửa đổi các quy định đó phù hợp với các quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, không nhiều các DN Việt Nam biết đến TFA, lại càng ít DN hiểu được các nội dung của TFA như thế nào để có những đề xuất, khuyến nghị phù hợp lên Chính phủ.
Vì vậy, để tăng cường thông tin và sự tham gia của các hiệp hội, DN vào quá trình thực thi TFA, thời gian qua Tổng cục Hải quan đã tiến hành hàng loạt các hoạt động về TFA cho DN như phối hợp với USAID tổ chức các hội thảo phổ biến TFA cho các DN Việt Nam, phối hợp cùng Tổng cục Hải quan tiến hành rà soát pháp luật Việt Nam so với TFA.
Hy vọng với sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và tư như vậy, TFA sẽ là một sức ép, một cú huých thực sự cho việc cải cách thủ tục hải quan triệt để của Việt Nam, tạo thuận lợi cho các DN Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ thương mại quốc tế, đặc biệt từ các cam kết mở cửa thương mại tự do sắp tới, ông Craig Hart nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Bỏ vàng mã khỏi mâm cúng, nên hay không nên?
- ·Hơn 24 tỷ đồng cho dự án nghiên cứu phát triển thể lực trẻ em
- ·Quảng Nam: Doanh thu 12,5 tỷ tại Lễ hội sâm núi Ngọc Linh
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·79 năm TTXVN: Phóng viên thường trú trong cuộc chiến với bão số 3
- ·Cô dâu đeo 100 vòng vàng nặng trĩu cổ trong đám cưới gây xôn xao
- ·Chủ nhân may mắn đầu tiên của chuyến du thuyền năm sao cùng Danisa
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Hòa Bình họp báo vụ 7 người tử vong sau chạy thận
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Hòa Bình họp báo vụ 7 người tử vong sau chạy thận
- ·Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp
- ·Chứng khoán phiên giao dịch 13
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Đi đón dâu, gia đình chú rể giơ biểu ngữ gây tranh cãi
- ·Nối vòng tay lớn ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ
- ·Lì xì kiểu Gen Z
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Hơn 85% lượng khách đến Việt Nam từ các nền kinh tế APEC