会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【necaxa – san luis】Chứng khoán tuần: Cao điểm mùa báo cáo lợi nhuận, thị trường tăng có bền?!

【necaxa – san luis】Chứng khoán tuần: Cao điểm mùa báo cáo lợi nhuận, thị trường tăng có bền?

时间:2025-01-13 17:45:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:338次

CK

VN-Index giảm 6,ứngkhoántuầnCaođiểmmùabáocáolợinhuậnthịtrườngtăngcóbềnecaxa – san luis99% trong tháng, chỉ sau chỉ số HSI của Hồng Kông và PSEC của Philippines. Tuy vậy những tín hiệu tốt lại xuất hiện về cuối, khi trong 10 phiên gần nhất chỉ số phục hồi được gần 5,4% so với đáy tháng 7.

Một tín hiệu tích cực nữa là tháng 7 sàn HoSE lần đầu tiên sau 9 tháng lại được chứng kiến dòng vốn ngoại đổ vào ròng. Tổng giá trị mua ròng cổ phiếu ở sàn này trong tháng 7 khoảng 4.802 tỷ đồng. Trước đó, lũy kế 6 tháng khối ngoại đã rút ròng 35.254 tỷ đồng với cổ phiếu HoSE.

Tuần cuối tháng 7 là tuần tăng duy nhất trong tháng, cũng là thời điểm thị trường đón nhận hàng loạt báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2021. Khá nhiều cổ phiếu đã có phản ứng giá tích cực khi thông tin lợi nhuận xuất hiện. Riêng trong rổ VN30, tuần có có 28/30 mã đạt hiệu suất tăng trưởng dương, nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ có lãi. Lợi nhuận cao nhất là MSN, tăng giá 12,61%, tiếp đó là SSI tăng 7,91%, REE tăng 6,8%... Đây đều là các doanh nghiệp có báo cáo lợi nhuận tốt.

Thông tin về kết quả kinh doanh xuất hiện dày đặc trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Điều này tạo nên một ẩn số thú vị cho tuần giao dịch mới. Thị trường sẽ phản ứng như thế nào khi thông tin hỗ trợ cuối cùng trong ngắn hạn xuất hiện?

Thông thường nhà đầu tư sẽ đánh giá lại cổ phiếu sau khi có kết quả kinh doanh chính thức. Các số liệu cơ bản như P/E sẽ được tính thêm một kỳ lợi nhuận mới và khi lãi cao, P/E sẽ giảm, tức là cổ phiếu được định giá rẻ đi dù giá không đổi. Vì vậy trên lý thuyết, kết quả kinh doanh tốt sẽ ủng hộ thị trường tăng, cổ phiếu tăng.

Mặt khác, thị trường vừa trải qua nửa đầu tháng 7 tồi tệ như mới đề cập ở trên và VN-Index đạt điểm thấp nhất hôm 20/7 ở ngưỡng 1225,52 điểm. Nếu tính tới đáy này thì thị trường cũng điều chỉnh tới trên 16%. Đây là mức điều chỉnh tương đối mạnh nên cơ hội phục hồi kỹ thuật là điều thuận lợi.

Nói tóm lại thị trường đang trong thời điểm hội tụ nhiều yếu tố để bật tăng trở lại, từ thời điểm báo cáo lợi nhuận tới mức giảm giá sẵn có. Điều còn thiếu chính là dòng tiền.

Thực vậy, tuần qua là tuần mà các quỹ ETF bám theo các chỉ số sàn HoSE thực hiện đổi danh mục. Thanh khoản có gia tăng tốt trong ngày cuối tuần với gần 22,9 ngàn tỷ đồng giá trị khớp lệnh và tổng giao dịch khoảng 24,6 ngàn tỷ đồng. Mức giao dịch gia tăng trong một phiên cuối tuần cũng chỉ nâng được tổng giá trị khớp trung bình tuần lên 17,4 ngàn tỷ đồng/phiên, vẫn thấp hơn trung bình tuần áp chót tháng 7 khoảng 6%.

Do có sự đột biến của phiên tái cơ cấu ETF nên cũng không có gì đảm bảo về mức gia tăng thanh khoản là bền vững. Nếu như tất cả những gì phân tích ở trên là đúng, rằng thị trường đang đến điểm hội tụ tốt để phục hồi, thì dòng tiền phải gia tăng. Lý do đơn giản là, nếu nhà đầu tư cùng nhìn thấy cơ hội như vậy thì tại sao lại không bỏ tiền vào mua?

Vì vậy tuần tới yếu tố thanh khoản sẽ là quan trọng nhất, là dấu hiệu cho thấy có sự đồng thuận trong giao dịch hay không. Thanh khoản cũng sẽ là động lực quyết định thị trường phục hồi có bền vững hay không, hay chỉ giới hạn ở một diễn biến tăng kỹ thuật.

Nhịp sụt giảm hơn 16% trong 12 phiên đầu tháng 7 đưa đến những đánh giá rất trái ngược về thị trường lúc này. Một bên là quan điểm rằng xu hướng dài hạn của thị trường vẫn đang là tăng trưởng, nên mức giảm 16% khiến giá trở nên hấp dẫn và thị trường đã điều chỉnh xong, bây giờ tiếp tục xu hướng đi lên dài hạn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 30/7

Giá đóng cửa ngày 23/7

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 30/7

Giá đóng cửa ngày 23/7

Mức tăng (%)

PSH

19.95

22.3

-10.54

PTL

8.3

6

38.33

NHH

44.9

49.9

-10.02

DAH

9.38

7.81

20.1

TN1

38.7

42.95

-9.9

CMG

42.45

35.9

18.25

HU3

7.3

8.1

-9.88

L10

17.9

15.25

17.38

VID

8.97

9.84

-8.84

ELC

15.9

13.7

16.06

LCM

2.44

2.67

-8.61

DPM

25.55

22.05

15.87

LEC

10.25

11.15

-8.07

SJF

3.58

3.11

15.11

HVH

8.19

8.88

-7.77

PGI

25.5

22.25

14.61

AGM

30.4

32.7

-7.03

NAF

32.6

28.8

13.19

MDG

11.4

12.25

-6.94

MSN

134

119

12.61

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 30/7

Giá đóng cửa ngày 23/7

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 30/7

Giá đóng cửa ngày 23/7

Mức tăng (%)

VTH

8.5

11.6

-26.72

VC2

29.8

21.2

40.57

L43

4.5

6

-25

HKB

1.1

0.8

37.5

QHD

28.6

35.4

-19.21

NVB

22.5

17.1

31.58

BST

13.5

16

-15.63

LM7

5

4

25

VLA

13.5

16

-15.63

CSC

72

58.5

23.08

PIC

9.8

11.3

-13.27

SGC

82.4

68.5

20.29

BKC

4.6

5.2

-11.54

L18

18.7

15.9

17.61

DPC

17.8

20.1

-11.44

TJC

11

9.4

17.02

VSA

21.5

24.2

-11.16

VC3

20.2

17.42

15.94

DL1

6.7

7.4

-9.46

CTB

30.7

26.6

15.41

Quan điểm ngược lại cho rằng thị trường tăng trưởng 15 tháng thì cần điều chỉnh để ổn định trước khi có cơ hội đi tiếp và sau đợt báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 sẽ là khoảng trống thông tin tới tháng 9, cùng với tình hình dịch bệnh chưa rõ sẽ kiểm soát được khi nào. Vì vậy nhịp sụt giảm 16% báo hiệu dòng tiền lớn rút ra và nhịp điều chỉnh cần thời gian dài hơn, mức chiết khấu tốt hơn. Diễn biến tăng hiện tại chỉ là nhịp hồi ngắn hạn trong một chu kỳ điều chỉnh chưa kết thúc.

Không có quan điểm nào đúng tuyệt đối trên thị trường chứng khoán vì các biến số luôn thay đổi và những đánh giá thường xuyên phải cập nhật theo thời gian. Chẳng hạn hiện tại biến số lớn nhất là diễn biến dịch covid và đỉnh dịch ở thời điểm nào. Nếu thời gian giãn cách xã hội vẫn kéo dài, hoạt động sản xuất vẫn bị đình trệ thì thị trường chứng khoán không có lý do gì để bùng nổ cả. Năm 2020 dịch bệnh giúp thị trường bùng nổ hoàn toàn nhờ dòng tiền mới đổ vào thì hiện tại, dòng tiền lớn lại rút ra khiến thanh khoản sụt giảm mạnh.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

19.7.2021

22,481.4

1,136.7

1,001.3

20.7.2021

18,716.0

1,839.6

1,853.6

21.7.2021

14,071.1

1,187.7

1,366.2

22.7.2021

16,830.4

1,082.5

1,178.2

23.7.2021

19,947.1

961.6

1,031.7

26.7.2021

15,841.5

876.1

1,145.5

27.7.2021

18,507.8

1,108.4

1,339.5

28.7.2021

13,011.6

623.6

704.1

29.7.2021

16,656.0

830.2

981.7

30.7.2021

22,873.5

1,262.3

772.4

Trọng Nghĩa

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
  • Chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh do chủng vi rút Corona
  • Hong Kong kéo dài thời gian nghỉ học đến 20/4 do COVID
  • Khách hàng Usilk City không ngồi yên chờ chết
  • Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
  • Các trường hợp mắc bệnh 2019
  • Trung Quốc: 717 người chết vì nCoV, vượt qua số ca tử vong vì SARS
  • Chủ động phòng, chống dịch bệnh nCoV
推荐内容
  • Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
  • Thủ tướng ra công điện khẩn cấp đối phó dịch viêm phối virus corona
  • Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó giám đốc Sở y tế: Bình Dương chưa ghi nhận ca bệnh nào nhiễm Whitmore
  • Bộ Y tế thông tin về giá cước điện thoại đường dây nóng virus corona
  • Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
  • Khách hàng đòi tiếp quản siêu dự án Usilk City