【xem ket qua bong】Huyền thoại về những cô gái Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc
Con đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gxem ket qua bong là huyền thoại của huyền thoại trong trường ca kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc thế kỷ XX. Trên tuyến lửa ấy đã để lại những cái tên trở thành niềm tự hào, kiêu hãnh của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn. Và Tiểu đoàn nữ chiến sĩ Trưng Trắc chính là một trong những niềm tự hào đó. Bằng máu xương và sức trẻ, trên 500 cô gái của Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc đã góp phần giữ vững và làm nên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
Nhớ lại lá đơn tình nguyện nhập ngũ được viết bằng máu chích nơi đầu ngón tay với lời tha thiết "cho tôi được ra chiến trường cầm súng chiến đấu", bà Đồng Thị Mai (ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nói rằng, lá đơn đó bà gửi Huyện đội Phú Xuyên vào mùa Xuân năm 1971. "Những ngày tháng đó, cả nước sục sôi trước những hành động dã man của Mỹ Ngụy, về những trận bom rải thảm gây tội ác khắp miền Bắc của đế quốc Mỹ. Khi ấy, khí thế miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam sôi sục từng trường học, từng ngõ xóm. Khắp miền Bắc, biết bao nhiêu học sinh những năm cuối cấp ba, khai tăng tuổi, trốn gia đình chích máu viết đơn tình nguyện. Khi khám tuyển, họ cố nhét vào túi quần mấy cục đá cho đủ cân. Tôi cũng chỉ là một trong số đó," bà Đồng Thị Mai nhớ lại.
Sau khi trúng tuyển, có giấy gọi nhập ngũ vào Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc, bà Đồng Thị Mai tập trung tại huyện Ứng Hòa huấn luyện. Sau 4 tháng huấn luyện, những cô gái chân yếu tay mềm đã có thể mang vác đến 25kg quân tư trang trên vai. Ngày 27-9-1971, bà Mai cùng đồng đội nhận lệnh hành quân vào chiến trường, bổ sung cho Mặt trận Trường Sơn thuộc Đoàn 559.
"Ngày ấy, nhiệm vụ đi chiến đấu là bí mật, không ai được thông báo về ngày giờ xuất quân. Vậy mà trước giờ tàu chạy, rất đông bà con ở hai bên đường ra đưa tiễn. Phút chia tay, nhiều chị òa khóc nghẹn ngào. Đó chỉ là một chút ủy mị rất con gái, chứ không ai sợ hãi hay thoái thác nhiệm vụ", bà Đồng Thị Mai kể lại.
Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt đó, nữ sinh Nguyễn Thị Lượng (Hoài Đức, Hà Nội) đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc. Dù đã 52 năm, song bà Lượng vẫn nhớ mãi chuyến tàu đưa 500 cô gái vào chi viện cho chiến trường miền Nam. "Đoàn tàu chở chúng tôi tới Vinh, rồi đi xe vào Quảng Bình. Rồi, chúng tôi đi bộ dưới trời mưa. Bên trên, giặc Mỹ thả bom dồn dập, nhưng chị em rất kiên cường, vượt qua từng chặng đường gian khổ", bà Nguyễn Thị Lượng cho hay.
Sau nhiều ngày hành quân, Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc mới đặt chân đến Trường Sơn. Vào đến tuyến lửa, các cô gái trong Tiểu đoàn Trưng Trắc được giao nhiệm vụ làm y tá, hậu cần, giữ kho, thông tin, văn thư, bảo mật, tổng đài, giao liên, mở đường, san lấp hố bom trên hai mái Đông -Tây Trường Sơn. "Lúc đầu, cũng có những nữ chiến sỹ thắc mắc, mong muốn được trực tiếp vào chiến trường miền Nam cầm súng chiến đấu. Khi nghe các đồng chí Chỉ huy giải thích "nhiệm vụ nào cũng là để đánh đuổi giặc Mỹ, giải phóng đất nước", họ lại vui vẻ chấp hành", bà Nguyễn Thị Lượng cười nói.
Tham gia Tiểu đoàn Trưng Trắc năm 1971 và làm nhiệm vụ trên "các hướng, các nhánh" ở đại ngàn Trường Sơn như các chiến sỹ Đồng Thị Mai, Nguyễn Thị Lượng là bà Phạm Thị Sinh (Phú Xuyên, Hà Nội), nay là cán bộ Ban Liên lạc nữ Bộ đội Trường Sơn. Với bà Sinh, ký ức về Trường Sơn là ký ức của tuyến lửa, là những ngày vô cùng gian truân, vất vả nhưng "thứ mà chúng tôi nhớ nhất không phải bom đạn của kẻ thù mà là không có nước dùng, cuộc sống, sinh hoạt gần như trong lòng đất vì chỉ cần rung cây lên là bị máy bay đánh".
Luôn đối mặt với hiểm nguy rình rập, nhưng Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ. "Chủ yếu là nữ nhưng những bao gạo, hòm đạn ĐKZ hàng mấy chục cân, các chị em cứ bốc vác để vận chuyển ra chiến trường. Thậm chí, nhiều chị em còn vào đội lái xe Trường Sơn", bà Phạm Thị Sinh nhớ lại.
Suốt 5 năm từ 1971-1975, Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc với hơn 500 cô gái đã kiên cường bám trụ trên hai mái Đông - Tây Trường Sơn, đối đầu với mưa bom bão đạn, chất độc da cam do Mỹ rải xuống. Sáu chị em đã hy sinh, gần 100 đồng đội bị thương và nhiễm chất độc da cam. Còn những người khác, sau những trận sốt rét ác tính, làn da con gái dần xanh tái và tóc rụng khỏi đầu. Nhưng họ vẫn thầm lặng chịu đựng và vượt lên để bám đường, bám tuyến.
Gian khổ, ác liệt không ngăn cản được Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm cho dòng người, dòng xe ngày đêm nối nhau ra trận, bảo đảm cho đường dây thông tin được thông suốt, kịp thời cấp cứu thương binh. Nhiều nữ chiến sỹ trong Tiểu đoàn đã trở thành chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng, có người được tham dự Lễ báo công toàn quân như nữ chiến sỹ Nguyễn Thị Thịnh (huyện Mỹ Đức). Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc đã góp phần cùng hàng ngàn chàng trai, cô gái ở Trường Sơn làm nên "Tượng đồng, vách sắt" trên tuyến lửa này.
Chia sẻ về cuộc sống đời thường sau ngày đất nước thống nhất, hòa bình lập lại, bà Ngô Thị Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn, nguyên chiến sỹ Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc cho hay, Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, những người lính trên tuyến đường Trường Sơn lại tiếp tục đi xây dựng đất nước, trong đó có những nữ chiến sỹ Tiểu đoàn Trưng Trắc. Nhiều chị trong Tiểu đoàn đã trở thành nhà quản lý, lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, các doanh nghiệp lớn, các nhà giáo, kỹ sư, bác sĩ… Tuy nhiên, nhiều người trong số những nữ chiến sỹ Tiểu đoàn Trưng Trắc năm xưa vẫn còn gặp khó khăn trong cuộc sống.
Nhằm kết nối, tri ân, giúp đỡ, thăm hỏi nhau, Ban Liên lạc Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc đã được thành lập. Hiện có 14 Ban Liên lạc tiểu đoàn nữ Trưng Trắc được duy trì hoạt động tại các địa phương. Toàn thành phố Hà Nội hiện đã tập hợp được gần 2.000 hội viên nữ đã từng chiến đấu, công tác ở Trường Sơn, trong đó có gần 400 nữ Tiểu đoàn Trưng Trắc tham gia hoạt động trong Hội Nữ Chiến sĩ Trường Sơn Hà Nội.
"Trong những năm qua, Hội đã vận động xây tặng 49 ngôi nhà tình nghĩa, tổng trị giá gần 7 tỷ đồng; hơn 3.000 suất quà, trị giá hơn 600 triệu đồng tặng gia đình chính sách, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian tới, Hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, đi tìm đồng đội, tri ân, thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn", bà Ngô Thị Tuyết cho hay.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Nhiều tai nạn do xe máy đi vào cao tốc, cần xử nghiêm như vi phạm nồng độ cồn
- ·Government’s December law
- ·PM Chính to attend upcoming ASEAN Summit
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Ai Cập: Biểu tình lớn đòi Tổng thống Mubarak từ chức
- ·Ai Cập đập tan âm mưu của khủng bố từ bên ngoài
- ·Việt Nam records lowest number of new COVID infections in two months
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Xuất khẩu tôm tăng mạnh
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Nga phô diễn sức mạnh quân sự
- ·Thái Lan phản đối xem xét kế hoạch về Preah Vihear
- ·NA’s second extraordinary session reports on COVID control, prevention
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Ông Laurent Gbagbo bác đề xuất hòa giải của AU
- ·Anh đối mặt cuộc “đại đình công” chống chính phủ
- ·Cái Nước sạt lở đoạn lộ bê tông hơn 35 mét
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Bị phạt 40 triệu đồng vì buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu