【ga eagles đấu với ajax】Mong người trẻ thêm hiểu & yêu giá trị nghệ thuật truyền thống
Cô giáo - Nghệ sĩ đàn tranh Đặng Thị Quỳnh Nga |
Bên cạnh công việc Tổ trưởng Tổ Âm nhạc dân tộc, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, chị còn tham gia rất nhiều chương trình, hoạt động để giáo dục và gìn giữ giá trị nghệ thuật truyền thống. Đâu là động lực để chị theo đuổi niềm đam mê này?
Mọi thứ diễn ra theo lẽ tự nhiên. Tôi đã học tập và chọn làm nghề nhạc, đi dạy thì những việc như dạy - diễn - thu thập, sưu tầm tài liệu, biên soạn… là việc tất yếu phải làm. Những việc đó cộng hưởng và tương tác lẫn nhau để tôi hoàn thành trọn vẹn việc dạy và phát huy nghề. Hẳn nhiên, động lực theo suốt đó nhất định phải bằng đam mê và trách nhiệm, cách thực hiện phải linh hoạt, cần có sự sáng tạo và kiên trì.
Như chị tâm sự, bản thân may mắn khi được truyền thụ theo lối “truyền nghề, truyền ngón, truyền khẩu” từ các nghệ nhân lão thành về âm nhạc truyền thống Huế. Chị có thể chia sẻ rõ hơn về may mắn này?
Tôi theo học chuyên nghiệp xuyên suốt từ sơ, trung cấp, lên đại học, rồi cao học. Quá trình này, may mắn lớn nhất là được học trực tiếp từ các nghệ nhân. Nhạc cổ truyền quý nhất ở “chất” - chất của bài bản, làn điệu, chất của thể loại âm nhạc, chất của người chơi nhạc. Chỉ thông qua việc học trực tiếp với nghệ nhân cổ mình mới “chín” được chất đó. May mắn của tôi đó là được học với những tên tuổi lớn của nghệ thuật truyền thống ngay tại Huế và trên cả nước như: nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Trần Kích, nghệ nhân Trần Kế, NNƯT Trần Thảo, NNƯT Thanh Tâm, nghệ nhân Lệ Hoa, nhà giáo ưu tú (NGƯT) Nguyễn Văn Đời, NGƯT Phạm Thúy Hoan, nghệ sĩ nhân dân Phương Bảo, NGƯT Bích Vượng, Mai Lai… Từ đam mê và thích tìm hiểu, tôi đã hòa ca - hòa đàn cùng hầu hết nghệ nhân gạo cội ở Huế.
Trong cổ nhạc, giờ biểu diễn cũng là giờ luyện tập quý giá không kém gì giờ học. Những buổi hòa đàn xuyên canh trưa, qua canh tối đến giờ tôi vẫn còn nhớ, nhớ từng nốt nhạc ngẫu hứng, từng ngón đàn của nghệ nhân, nhớ từng giọng ca, nhớ tinh thần của buổi diễn. Tất cả đó đã cho tôi nhiều hiểu biết về âm nhạc cổ của Huế mà sách vở không ghi chép, hình thành nên một tình yêu lớn với âm nhạc cổ của Huế.
Cũng phải kể đến việc, tôi từng được học với GS. Trần Văn Khê, GS. Tô Ngọc Thanh, GS. Nguyễn Thuyết Phong và các GS khác đến từ các nước châu Á. Chính các bậc tiền bối ấy đã đặt nền móng cho tôi về những tư duy luận và cái nhìn rộng hơn về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.
Là người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống, có điều gì khiến chị trăn trở khi nhìn về thế hệ trẻ trong câu chuyện bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật truyền thống của cha ông?
Tôi cho rằng, bạn trẻ hiện nay có rất nhiều thứ để tiếp cận, có nhiều cơ hội và dường như cũng chịu áp lực lớn hơn người trẻ thời trước. Một khi có nhiều thứ tiếp cận dẫn đến có trường hợp bỏ sót nhạc cổ, hoặc biết đến nhạc cổ nhưng áp lực với nhịp sống hiện nay nên tạm để nhạc cổ sang một bên.
Nói về giới trẻ với nghệ thuật truyền thống, chúng ta phải phân ra 2 nhóm, đó là nhóm học chuyên rồi theo đuổi nghề và nhóm không chuyên. Tôi ao ước tất cả là người Việt Nam phải có hiểu biết tối thiểu về nghệ thuật truyền thống, nếu tốt thì có thể đàn - hát cơ bản, hoặc tối thiểu phải biết gọi tên, biết phân biệt được thể loại âm nhạc. Nhất định phải biết đó là của Việt Nam chứ không phải của một nước nào khác.
Tôi cũng muốn gửi gắm vào thế hệ trẻ bây giờ không phải là các bạn phải chọn nghệ thuật truyền thống làm nghề, mà các bạn nhất định cần biết những giá trị nghệ thuật của cha ông. Ở đó các bạn sẽ ít nhiều thấy được cái hay, cái đẹp. Điều này giải thích vì sao tôi sẵn sàng thực hiện các buổi biểu diễn dù miễn phí nhưng phục vụ cho cộng đồng. Chỉ cần thêm 1 người gọi đúng tên đàn, tên làn điệu, tên loại hình nghệ thuật, hay chỉ cần có người dừng lại bên sân khấu nghe diễn là đã lan tỏa được nghệ thuật truyền thống.
Nếu có một so sánh giữa thế hệ cha ông đi trước - thế hệ chị - và thế hệ trẻ sau này trong mạch nối gìn giữ giá trị di sản nghệ thuật, chị sẽ nghĩ về điều gì?
Thật lòng mà nói, có nhiều cách nghĩ. Bản chất âm nhạc là tiếng nói của tâm tư, tình cảm của con người. Với nhạc cổ Huế còn phản ánh nét văn hóa, lịch sử, địa danh. Âm nhạc sinh ra ở đâu vào thời điểm nào là phản chiếu lại đó. Các cụ nghệ nhân là bản gốc trọn vẹn chất của nhạc cổ. Thế hệ chúng tôi là bản sao thứ nhất gần nguyên dạng nhất, nhưng đã có những tiếp biến.
Thế hệ tiếp theo các em rất giỏi và rất bản lĩnh, có chính kiến rất rõ, tiếp cận rộng rãi với thế giới, chịu sự tác động rất nhiều từ xung quanh. Các em bản sao đời thứ 2 trở đi tất yếu có những tiếp biến khác nữa. Tuy nhiên, với mục tiêu gìn giữ giá trị di sản, thế hệ cầu nối như chúng tôi phải kiên trì, linh hoạt và sáng tạo phù hợp, để truyền tải đến các em nguyên bản và hạn chế đến tối thiểu những tiếp biến.
Ngày nay thị hiếu thưởng thức âm nhạc có sự thay đổi mạnh mẽ, theo chị, nghệ thuật truyền thống nói chung và ca Huế nói riêng cần làm gì để vừa giữ được linh hồn nhưng cũng thích nghi được với hơi thở thời đại?
Theo tôi được biết, những cách thực hiện có kết quả tích cực đã và đang được thực hiện như viết lời mới phù hợp, xây dựng môi trường diễn xướng phù hợp, đào tạo khán giả để từ khán giả sẽ trở thành chủ nhân thực hiện. Ngoài ra, có những sáng tác mới trên chất liệu cổ.
Nhưng quan trọng nhất là tạo nhiều cơ hội để nghệ thuật truyền thống được tiếp cận người trẻ nhiều hơn. Ngay những người chuyên nghiệp phải là người tiên phong đầu tiên, bước ra khỏi khuôn khổ để đến với quảng đại quần chúng để xóa đi “vô tri bất mộ”. Cần có những chính sách phù hợp và vào cuộc của nhiều ban, ngành. Nhưng nhân tố trực tiếp vẫn là những người làm nghề chuyên nghiệp hiện nay.
Với bản thân, tôi sẵn sàng tham gia các hoạt động liên quan đến nghệ thuật truyền thống. Ngay tại gia đình, chồng và 2 con tôi hiện có thể đàn nhạc cụ truyền thống và hát ca Huế.
Ở vai trò là người đào tạo, theo chị những vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống, đặc biệt với vùng đất Huế là gì?
Với nghệ thuật truyền thống Huế (Nhã nhạc và ca Huế), từ góc nhìn của tôi cái khó nhất đó chính là cơ hội việc làm sau khi học tập. Và khó tiếp theo chính là tính cách kín đáo của người Huế trước nghệ thuật biểu diễn.
Bảo tồn di sản “sống” trong mỗi người là cách giữ gìn và phát huy tốt nhất. Nên có chính sách tốt hơn và phải giữ được 1 đội ngũ kế thừa di sản có tính liên tục, cả trong các đơn vị chuyên nghiệp và trong các gia đình có truyền thống.
Bên cạnh đó, cần thiết có nhiều hoạt động liên quan âm nhạc di sản hơn đến với quảng đại quần chúng. Trong đó, lưu ý đến việc tiếp cận và được thực hành di sản của giới trẻ. Việc phối, kết hợp các đơn vị để đưa hoạt động di sản vào trong giờ học giáo dục địa phương của trường phổ thông là một cách làm chắc chắn hiệu quả. Tôi tin như vậy!
Xin cảm ơn chị!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 10
- ·Người dân Nhật Bản, Trung Quốc vẫn có cái nhìn tiêu cực về nhau
- ·Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh cấp cao IS tại Iraq
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Tiết lộ điểm yếu của không quân Mỹ mà Nga có thể tấn công
- ·Đức và Australia hối thúc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông
- ·Nga bắn thử thành công “sát thủ diệt tăng” Kornet
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·LHQ lên án Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Có thể du lịch kết hợp tìm kiếm việc làm tại Australia từ ngày 1
- ·Không quân Mỹ tiếp tục phàn nàn về ‘Tia chớp” F
- ·Nga phóng thử thành công đạn tên lửa mới của tổ hợp Buk
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·“Chim ưng chiến” F
- ·Iraq: Đánh bom kép tại Baghdad, hơn 50 người thương vong
- ·Nhật Bản nối lại công trình bãi đậu cho trực thăng Mỹ ở Okinawa
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Quân đội Syria tiêu diệt 125 phiến quân tại tỉnh Hama