【nhan đinh bd hom nay】Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
Công chức KBNN quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thực hiện kiểm soát chi trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Đức Minh |
Đã cắt giảm chỉ còn 11 thủ tục hành chính
Nghị định số 11/2020/NĐ-CP (Nghị định 11) đã rút ngắn 22 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực kho bạc được quy định rải rác ở các thông tư xuống còn 11 TTHC quy định thống nhất tại một văn bản duy nhất.
Đánh giá từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho thấy, Nghị định 11 đã tạo ra một cơ chế quản lý hiệu quả, vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cá nhân trong quá trình giao dịch với Kho bạc, vừa tạo điều kiện cho KBNN các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) chặt chẽ, an toàn. Cụ thể, đối với TTHC thuộc lĩnh vực thu NSNN đã mở rộng không gian, thời gian nộp NSNN, đa dạng hình thức và địa điểm thu nộp NSNN, giảm thời gian nộp tiền cho người nộp thuế từ 30 phút xuống còn 5 phút/giao dịch. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong công tác tổ chức thu NSNN.Đối với thủ tục kiểm soát chi NSNN, quy trình, thủ tục được đơn giản hóa đi rất nhiều. Theo đó, thời gian kiểm soát chi vốn đầu tư công tại KBNN đã giảm từ 7 ngày làm việc xuống còn 3 ngày làm việc. Đối với chi thường xuyên, các khoản thanh toán chậm nhất 2 ngày làm việc. Các khoản tạm ứng và các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị giao dịch mà KBNN không phải kiểm soát được thực hiện theo hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” chỉ trong 1 ngày làm việc kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách...
Việc gửi, nhận và trả kết quả kiểm soát chi NSNN qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của KBNN cũng được quy định cụ thể. Quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết của các TTHC thuộc lĩnh vực KBNN cũng được công khai, minh bạch. Đặc biệt, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch trong quá trình kiểm soát chi của KBNN. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ của KBNN để tiến tới kho bạc số vào năm 2030.
Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định 11, bên cạnh những kết quả tích cực mang lại thì Nghị định 11 cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Đơn cử như một số nội dung đã được quy định tại nghị định nhưng chưa chi tiết, chưa bao quát đầy đủ các trường hợp trong thực tế, dẫn đến khó khăn trong thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách như: Đối với các khoản thanh toán chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại Nghị định 11 chưa quy định cụ thể hồ sơ đối với trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp thanh toán cho đối tượng thụ hưởng và trường hợp thông qua tổ chức dịch vụ chi trả. Hay như thành phần hồ sơ đối với chi mua thuốc, vật tư y tế, chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ… chưa đảm bảo hướng dẫn cụ thể để các đơn vị dễ dàng tra cứu, áp dụng.
Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, cũng như để tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp theo các mục tiêu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, KBNN đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC trong thời gian tới.
Theo đó, KBNN tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 11 theo hướng rà soát, tái cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, hướng tới việc thực hiện giải quyết TTHC hoàn toàn trên môi trường điện tử, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các bộ, ban, ngành và liên thông hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, KBNN cũng sẽ tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ theo Kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT của KBNN.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của hệ thống KBNN được đặt ra trong thời gian tới đó là, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công. Đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công của KBNN.
Tích cực đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ Cùng với sửa đổi Nghị định 11, KBNN tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015... |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Hội nghị trực tuyến các Quan chức cao cấp ASEAN+3: Nâng cao năng lực đối phó Covid
- ·Luật chống khủng bố trước áp lực thực tế mới
- ·Khánh Hòa kêu gọi doanh nghiệp hiến kế tháo gỡ điểm nghẽn đầu tư
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB nông thôn mới trước tháng 6/2018
- ·Quảng Ngãi kiểm soát chặt thị trường hàng hóa dịp Tết
- ·Bị cấm vận, nhưng Qatar vẫn không “xuống nước”
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Năm 2022: Dù thiếu than nhưng sẽ không thiếu điện
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Gần 500 đảng viên ở Điện Biên bị kỷ luật
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu thắng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại
- ·Tăng cường hợp tác Việt Nam – Kazakhstan
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/4: Chặn đứng hành vi buôn lậu xăng dầu
- ·Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga
- ·Mỹ gặp khó khi trừng phạt Nga
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Tận dụng 3 tháng còn lại để thúc đẩy tăng trưởng