【bình dương đấu với tp.hcm】Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế
VHO - Ngày 16.4 tại Bắc Ninh,ánhthànhNhàtrưngbàytranhdângianĐôngHồNguyễnĐăngChếbình dương đấu với tp.hcm doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Đây là nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên trên địa bàn, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Bà Ngô Hồng Thúy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thị xã Thuận Thành khẳng định, việc bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là cần thiết và được các cơ quan quản lý, cộng đồng quan tâm; đặc biệt là gia đình NNƯT Nguyễn Đăng Chế.
Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ, phục hồi một nghề thủ công truyền thống đặc sắc và phát huy một dòng tranh mang “hồn dân tộc” của người Việt, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ kho tàng di sản của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam cũng như của nhân loại.
Cùng với tranh Hàng Trống (Thăng Long - Hà Nội), tranh Kim Hoàng (xứ Đoài - Hà Tây xưa) và tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế), tranh dân gian Đông Hồ là một trong 4 dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất.
Tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức của người Việt - trong lành, nhân hậu với những ước mơ ngàn đời về cuộc sống gia đình thuận hòa, đầm ấm, sung túc, hạnh phúc, về một xã hội công bằng, tốt đẹp, gắn chặt với đời sống thường nhật của người nông dân vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Tác giả của những bức tranh dân gian Đông Hồ là những nghệ nhân, người thợ làm tranh sinh ra và lớn lên tại làng Đông Mại hay làng Mái thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc, nay là làng Đông Hồ thuộc khu phố Đông Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên, qua biến động thời gian, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ bị tác động mạnh mẽ, có nguy cơ mai một. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2012 và đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển nghề truyền thống phải có nguồn lực, năm 2006, gia đình NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế.
Kể từ khi ra đời, doanh nghiệp đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang với khu sản xuất, phòng trưng bày sản phẩm, khu nghiên cứu sưu tầm và chợ tranh truyền thống như xưa, khẳng định được thương hiệu; là điểm du lịch thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về dòng tranh dân gian Đông Hồ mỗi năm.
Bên cạnh đó, đây còn là nơi trải nghiệm nghề truyền thống cho học sinh các bậc học từ tiểu học, THCS, THPT trong, ngoài tỉnh theo chương trình giáo dục địa phương trong chủ chương cải cách của ngành giáo dục.
Sau nhiều năm ấp ủ, sưu tầm tư liệu, hiện vật, tích lũy nguồn lực, đến nay trên mảnh đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống của làng tranh Đông Hồ, Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế đã có thêm Nhà trưng bày sưu tầm và bảo tồn tranh – nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy và trao truyền, lan tỏa những giá trị tinh hoa của nghề truyền thống.
Gian trưng bày được khánh thành với hy vọng sẽ mang đến cho du khách những hiểu biết đầy đủ, thú vị về các quy trình vẽ mẫu, tạo màu, in tranh của một dòng tranh dân gian đã tồn tại từ nhiều thế kỷ ở Việt Nam; là không gian lưu giữ những ký ức, tư liệu, hình ảnh, kỷ vật tiêu biểu về cuộc đời đam mê, sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của làng Đông Hồ của dân tộc Việt Nam và của gia đình NNƯT Nguyễn Đăng Chế.
Nhà trưng bày được thiết kế, tổ chức trưng bày theo 7 chủ đề chính được giới thiệu bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh). Các chủ đề trưng bày bao gồm Quê hương và gia đình; Cuộc đời và sự nghiệp của NNƯT Nguyễn Đăng Chế; Màu và quy trình sản xuất màu; Quy trình vẽ mẫu; Quy trình khắc ván in tranh; Quy trình các bước in tranh và Còn mãi với thời gian.
Cũng tại lễ khánh thành, NNƯT Nguyễn Đăng Chế bày tỏ sự vui mừng khi tranh dân gian Đông Hồ thời gian qua đã nhận được sự quan tâm nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Audi sẽ có thêm 11 mẫu xe mới
- ·Cà phê Đăk Hà: Vị đắng ngọt ngào
- ·Quản lý thị trường Lạng Sơn: Xử lý hơn 590 vụ, thu hơn 22 tỷ đồng từ vi phạm
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Chứng khoán ATA bị đưa vào diện cảnh báo
- ·Công bố 2 thủ tục đăng ký, thanh toán giao dịch chứng khoán
- ·Việt Bắc tham gia hài Tết 'Hiệp sĩ làng'
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Hoàng Trần Cương và những vần thơ tài chính
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Tin giả nghệ sĩ Hồng Vân qua đời bị lan truyền trên YouTube
- ·Tây Ninh: Mỗi ngày có khoảng 100 người xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu Mộc Bài
- ·Hôn nhân hạnh phúc của NSND Quốc Trượng và vợ kém 13 tuổi
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·G7 xem xét tái phân bổ SDR trị giá 100 tỷ USD giúp nước nghèo
- ·Trưng bày hơn 100 tác phẩm thư pháp và thư hoạ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
- ·Triển lãm nhạc họa của họa sĩ người Pháp Jacob Reymond
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội có thanh khoản cao