【kết quả truc tuyến】Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Thêm cơ hội cho nhà đầu tư
Xung quanh sản phẩm mới này,ảnphẩmchứngquyềncóbảođảmThêmcơhộichonhàđầutưkết quả truc tuyến phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Cường - Giám đốc Cấu trúc sản phẩm Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS).
|
* PV: Thưa ông, theo dự kiến, sản phẩm CW sẽ chính thức được vận hành trên thị trường trong thời gian tới. Xin ông cho biết đâu là những điểm hấp dẫn của sản phẩm mới này?
- Ông Nguyễn Tuấn Cường:Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), sản phẩm chứng quyền có bảo đảm dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới trên TTCK Việt Nam và cũng đã được thị trường chờ đợi khá lâu.
So với nhiều sản phẩm khác, chứng quyền có bảo đảm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư khi tham giá.
Cụ thể: Vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở; thêm một kênh đầu tư mới với đòn bẩy cao và tỷ suất lợi nhuận cao; xác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn; không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở; nhà đầu tư có thể chốt lời chứng quyền trước ngày đáo hạn;...
* PV: Được biết, VNDS đã có nhiều nghiên cứu về sản phẩm CW ở một số thị trường quốc tế. Ông có thể cho biết về sự phát triển của sản phẩm này, cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư tại một số thị trường mà công ty đã có nghiên cứu, khảo sát?
- Ông Nguyễn Tuấn Cường:Năm 1989, CW đầu tiên được phát hành trên thị trường Hong Kong và được các nhà đầu tư đón nhận rất tích cực. Tính đến 6/2015, giá trị giao dịch của CW đạt trên 21% giá trị giao dịch toàn thị trường và tiếp tục tăng lên trong năm 2016 tại thị trường này.
Năm 1997, Đài Loan mở cửa thị trường CW, sau 10 tháng giao dịch mới có khoảng 11 tổ chức phát hành với 19 CW chào bán (so với 500 cổ phiếu niêm yết). Tuy nhiên, sau đó Ủy ban Chứng khoán Đài Loan đã tạo điều kiện để thị trường CW phát triển. Đến năm 2015, Đài Loan giữ vị trí thứ 2 châu Á và thứ 6 thế giới về giao dịch CW.
* PV: Một số ý kiến bày tỏ sự thận trọng khi cho rằng CW có nhiều rủi ro vì độ đòn bẩy rất cao, hoặc có thể bị “dẫn dắt” theo hiện tượng làm giá. Quan điểm của ông về điều này? Đâu là một số rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch sản phẩm này?
- Ông Nguyễn Tuấn Cường:Theo quy định hiện hành, sở giao dịch đã đưa ra các quy định khá chặt về các chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm, ví dụ như: Giá trị vốn hóa lớn hơn 5.000 tỷ đồng; tổng khối lượng giao dịch bình quân phải lớn hơn 50 tỷ đồng/ngày... Do đó, tôi cho rằng, việc làm giá các chứng khoán này sẽ đòi hỏi chi phí rất cao và khó thực hiện.
Tuy vậy, mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng chứng quyền có bảo đảm không phải không có rủi ro. Chẳng hạn như, do tỷ lệ đòn bẩy cao nên chứng quyền có biến động giá rất lớn khi giá chứng khoán cơ sở biến động. Nhà đầu tư có thể mất toàn bộ phí mua chứng quyền nếu giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn thấp hơn hoặc bằng giá thực hiện với chứng quyền mua, giá chứng khoán cơ sở.
Ngoài ra, khi giao dịch CW, nhà đầu tư có thể còn bị rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, tôi đánh giá rủi ro này là thấp, do cơ quan quản lý và Sở giao dịch đã có các quy định khá chặt chẽ về phòng ngừa rủi ro cho tổ chức phát hành (mua chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền mua). Bên cạnh đó, tổ chức phát hành còn phải ký quỹ 50% tổng số tiền thu được từ phát hành chứng quyền để đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư.
* PV: Bất kỳ một sản phẩm mới nào, khi rủi ro có thể cao, thì thường đi kèm với đó là lợi nhuận cũng rất hấp dẫn. Với những đặc điểm riêng của TTCK Việt Nam, ông nhận định thế nào về sự đón nhận của nhà đầu tư đối với sản phẩm này?
- Ông Nguyễn Tuấn Cường:Tôi cho rằng, sản phẩm chứng quyền khi đi vào hoạt động sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư có chiến lược đầu tư ngắn hạn và mong muốn tỷ suất lợi nhuận cao. Một số nhà đầu tư có vốn thấp, nhưng muốn tìm kiếm lợi nhuận dựa vào giá chứng khoán cơ sở thì có thể tham gia sản phẩm chứng quyền. Cũng giống như các sản phẩm mới khác, tôi nghĩ nhà đầu tư tham gia ngày sẽ tăng dần vì họ cần thời gian để trải nghiệm thực tế.
* PV: Dù không quá phức tạp như chứng khoán phái sinh, nhưng đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, vậy ông có khuyến nghị gì cho nhà đầu tư nếu có nhu cầu trải nghiệm đầu tư với CW trong thời gian tới?
- Ông Nguyễn Tuấn Cường:Nhà đầu tư nên thận trọng và tìm hiểu kỹ về sản phẩm, quan trọng nhất là nhận biết được các rủi ro khi đầu tư vào sản phẩm này: Biến động giá mạnh khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi; có thể mất toàn bộ phí mua chứng quyền;...
Ngoài ra nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ về tổ chức phát hành và chứng khoán cơ sở trước khi tham gia mua chứng quyền.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (Thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·2016 sẽ là năm nóng kỷ lục của nhân loại
- ·Ông Đinh La Thăng: Nhường mọi sự đánh giá cho dư luận
- ·An ninh Mỹ khảo sát ngôi chùa nơi ông Obama ghé thăm
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trước Đại hội
- ·Dự báo thời tiết: Không khí lạnh mạnh tràn tiếp tục tràn về miền Bắc
- ·Hòa Bình cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Bộ trưởng TT&TT mua cá cho ngư dân
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Thượng tướng Tô Lâm làm Bí thư Đảng ủy Công an TƯ
- ·Đảng Cộng sản Việt Nam sau 86 năm thành lập
- ·Bé sơ sinh tử vong bất thường sau tiêm ngừa tại bệnh viện
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Cuộc điện thoại 9 giờ tối từ tòa lãnh sự Việt Nam
- ·Quan hệ tình dục trong khi lái xe, cặp đôi bị cảnh sát truy lùng
- ·Mỗi ngày Tết, có 15 nghìn người dân đến thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về hiện tượng rao bán tiền giả trên Facebook