【chấp 1.75 là sao】Rau sạch tại nhà
Tự sản xuất rau màu để tiêu dùng là cách mà nhiều người dân trong huyện Phú Tân thực hiện để tự bảo vệ mình trong điều kiện lạm dụng hoá chất, thực phẩm bẩn, ảnh hưởng sức khoẻ như hiện nay. Ðây là một trong nhiều hiệu quả tích cực từ Nghị quyết Chuyên đề số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc “tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp, bờ vuông nuôi tôm để trồng cây ăn trái, rau màu tăng thu nhập” sau 5 năm đi vào cuộc sống.
Tự sản xuất rau màu để tiêu dùng là cách mà nhiều người dân trong huyện Phú Tân thực hiện để tự bảo vệ mình trong điều kiện lạm dụng hoá chất, thực phẩm bẩn, ảnh hưởng sức khoẻ như hiện nay. Ðây là một trong nhiều hiệu quả tích cực từ Nghị quyết Chuyên đề số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc “tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp, bờ vuông nuôi tôm để trồng cây ăn trái, rau màu tăng thu nhập” sau 5 năm đi vào cuộc sống.
Huyện Phú Tân là vùng đất mặn, khó phát triển diện tích rau màu chuyên canh quy mô lớn do thiếu nước để tưới tiêu trong mùa nắng. Từ đó, nhiều bà con tận dụng diện tích đất sân, liếp vườn, bờ vuông tôm để trồng rau màu, trước nhất là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, tiết kiệm chi phí. Dư dả thì bán để kiếm đồng vào, đồng ra. Chính vì trồng để tiêu dùng nên việc sử dụng hoá chất cũng thận trọng và hết sức hạn chế, đảm bảo an toàn. Trong đó, nhiều hộ trồng với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông thì hầu như ít sử dụng hoá chất.
Việc tranh thủ đất trống trồng rau màu của ông Nguyễn Văn Kỳ và bà Võ Thị Lệ mang lại thu nhập khá ổn định. |
Sau khi địa phương phát động Nhân dân thực hiện chủ trương của Huyện uỷ Phú Tân về tận dụng đất trồng rau màu, cây ăn trái, ông Nguyễn Văn Kỳ, ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ từng bước cải tạo lại phần đất vườn của gia đình mình để trồng hoa màu và cây ăn trái. Do trước đây đưa nước vào mương, vườn để nuôi tôm, nên để trồng cây ăn trái và rau màu hiệu quả, ông Kỳ đã "ngọt hoá” lại bằng cách đắp bờ bao xung quanh, chở đất lấp kín một số mương, vườn, nâng cao mặt đất và để mưa rửa trôi phèn mặn.
Ông Kỳ trồng nhiều cây ăn trái như xoài, mận, sa pô, xen với các loại rau màu trên diện tích đất vườn khoảng 3.000 m2. Theo ông Kỳ cho biết, hoa màu thì chủ yếu để ăn, có khi dư cũng bán chút đỉnh. Riêng cây trái thì mấy năm nay, mỗi năm có thu nhập gần 20 triệu đồng.
Cái được nhất là có rau, trái sạch để tiêu dùng do tự mình làm ra, khỏi phải mua bên ngoài và đảm bảo an toàn.
Cũng như ông Nguyễn Văn Kỳ, gia đình bà Võ Thị Lệ, ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận cũng tận dụng tối đa diện tích đất vườn, sân nhà, ven lộ, bờ sông, bờ vuông để trồng rau màu. Mục đích của bà Lệ là trồng để bán, kiếm đồng vào, đồng ra nên trồng rất nhiều loại rau màu, như: cải, dưa leo, rau thơm, rau răm, rau má, dấp cá, rau cần, hành, hẹ... và trồng nối vụ một cách quanh năm.
Việc trồng đa dạng các loại rau giúp việc buôn bán ít bị ế thừa. Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng rau, gia đình bà Lệ ít khi sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế phân hoá học. Hằng ngày, gia đình bà Võ Thị Lệ đều có rau màu để bán.
Từ trước đến giờ, gia đình bà Võ Thị Lệ ít khi tốn tiền mua rau. Chẳng những vậy, hằng tháng, còn có thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng từ hơn 1.000 m2 rau màu.
Bà Võ Thị Lệ cho biết, hiện nay, do việc sử dụng hoá chất ảnh hưởng sức khoẻ nên ngoài việc tự trồng, nhiều bà con ở địa phương rất ưa chuộng sử dụng rau màu tại chỗ, có địa chỉ rõ ràng. Chính vì vậy, rau màu của gia đình làm ra luôn bán hết, có khi không đủ buôn bán. Những mô hình trồng rau sạch, an toàn luôn bán được giá. Trong khi rau màu ở các chợ thường bị ế thừa.
Nghị quyết Chuyên đề số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp, bờ vuông nuôi tôm để trồng cây ăn trái, rau màu tăng thu nhập” sau 5 năm đi vào cuộc sống đã phát huy hiệu quả tích cực.
Hiện nay, cải tạo đất trồng rau màu, cây ăn trái còn là 1 trong 13 công việc quan trọng của hộ gia đình để tham gia xây dựng nông thôn mới mà nhiều địa phương trong huyện Phú Tân đang phát động Nhân dân thực hiện. Trong đó, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể để vận động Nhân dân cùng làm theo.
Hằng năm, người dân trong huyện cải tạo, đưa vào sản xuất ổn định hơn 1.000 ha rau màu các loại. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng việc làm này đã làm lợi cho người dân trong huyện hàng chục tỷ đồng, chưa tính chi phí tiết kiệm được từ khoản tiền không phải chi cho việc mua rau, quả tiêu dùng hằng ngày.
Tận dụng đất sân, vườn, bờ liếp... để tạo nên những luống rau màu, cây ăn trái tuy nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả lớn. Hiệu quả cao nhất là cung cấp rau sạch, an toàn phục vụ tiêu dùng, đảm bảo sức khoẻ. Bởi lẽ không một địa chỉ nào đáng tin cậy bằng chính mình sản xuất để mình sử dụng./.
Bài và ảnh: Hiệp Ðoàn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Khó tránh tăng giá điện
- ·Tài sản của ông chủ Tôn Hoa Sen tăng hơn 180 tỷ nhờ Nick Vujicic?
- ·Vàng có thể giảm về 35 triệu đồng/lượng
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Chủ tịch nước chúc mừng tết Quý Tỵ 2013
- ·Giá thuốc giảm 30%
- ·Người tiêu dùng "chấm điểm" hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·“Dr. Thanh”nói gì về chuyện xây cảng quốc tế
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Phát hiện nhiều virus nguy hại trong hải sản tươi sống
- ·Cẩn trọng khi mua lại vé máy bay giá rẻ sang nhượng
- ·Ô tô nhập khẩu tăng mạnh
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Xăng tăng 426 đồng/lít
- ·Bầu Đức và "canh bạc" đại phẫu Hoàng Anh Gia Lai
- ·Chọn đồ chơi phù hợp tuổi của trẻ
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Nghịch lý trái cây