会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo mu vs liver】Bài 3: Ba Lan!

【soi kèo mu vs liver】Bài 3: Ba Lan

时间:2025-01-26 01:43:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:953次
Bài 3: Ba Lan - Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Trung và Đông Âu
Các trường đại học Ba Lan đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các trường đại học của Việt Nam

Với vị trí địa chính trị,soi kèo mu vs liver kinh tế chiến lược nằm trên các tuyến giao thông quan trọng nối Bắc - Nam - Đông - Tây của châu lục, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu và được cấp nguồn vốn tái cơ cấu lớn nhất trong các nước mới gia nhập EU là 67 tỷ Euro (giai đoạn 2007 - 2013) và khoảng 108 tỷ Euro (cho giai đoạn 2014 - 2020).

Sau khi gia nhập EU, Ba Lan đã và đang trở thành “công xưởng” khổng lồ, không chỉ của EU mà là cả thế giới với gần 300 tỷ USD từ nguồn FDI đổ vào tập trung chủ yếu cho các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ... Điển hình là ngành công nghiệp ôtô, từ chỗ bị tê liệt hoàn toàn, đã được Ba Lan vực dậy. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp phụ trợ và cơ khí chế tạo. Gần đây, ngành công nghiệp chiếm 31,7% và dịch vụ chiếm tới 65,5% GDP hàng năm của Ba Lan… Ở chiều ngược lại, các dự án của Ba Lan đầu tư vào các nước thuộc EU cũng tăng đáng kể, từ 4,6 tỷ Zloty năm 2003 lên 137 tỷ Zloty năm 2012 (3,6 tỷ Zloty khoảng 1 tỷ USD).

Theo ông Nguyễn Đức Thanh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ba Lan - tháng 5/2014, Cộng hòa Ba Lan kỷ niệm 10 năm gia nhập EU. 10 năm, Ba Lan đạt được nhiều thành tựu quan trọng về vị thế chính trị, xã hội, đặc biệt là về kinh tế. Giai đoạn 2008 - 2013, tổng mức tăng trưởng GDP của Ba Lan đạt 20% - một con số kỷ lục và trở thành quốc gia có chỉ số phát triển kinh tế ấn tượng nhất không chỉ với các thành viên mới mà cả với các thành viên lâu năm của EU. Năm 2009, Ba Lan là nước duy nhất trong EU không bị tác động bởi suy thoái kinh tế với mức tăng trưởng 1,8%.

Không chỉ kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, Ba Lan còn tận dụng tối đa các cơ hội mà thị trường nội khối tạo ra thông qua hoạt động giao thương và trở thành một bộ phận của thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới với 500 triệu người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm hàng hóa của Ba Lan, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, lan tỏa đi nhiều nước trên thế giới và được tin dùng hơn. 10 năm, kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan tăng 4%, so với các nước cùng EU thì chỉ đứng sau Hà Lan và trở thành nước dẫn đầu với 27% giá trị hàng hóa xuất khẩu (bằng tất cả các nước Trung và Đông Âu cộng lại). Năm 2014, lần đầu tiên Ba Lan cân đối được cán cân thương mại, xuất khẩu đạt 168,9 tỷ Euro, tăng 9% và đó cũng là chỉ số nhập khẩu, tăng 8% so với năm 2013.

Đối với Việt Nam, mặc dù có những thay đổi về thể chế, Ba Lan vẫn duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống được hình thành từ hơn 60 năm trước. Năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 1,292 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 1,145 tỷ USD. Năm 2014, chỉ số đó đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 7 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã bứt phá và tăng gấp ba lần (từ 500 triệu USD năm 2007 lên gần 1,5 tỷ USD năm 2014). Sau 10 năm gia nhập EU, Ba Lan trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Trung và Đông Âu. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ba Lan khá đa dạng. Kim ngạch cao nhất là hàng dệt may, máy vi tính và linh kiện điện tử, mỗi mặt hàng đạt gần 50 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép đạt khoảng 38 triệu USD; hàng thủy sản, cà phê đạt gần 30 triệu USD/mặt hàng; các mặt hàng giày, dép các loại, sản phẩm từ chất dẻo, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm đồ gỗ… đều dao động quanh mức 15 - 20 triệu USD; riêng nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt khoảng 70 triệu USD…

Tổng vốn đầu tư của các đối tác Ba Lan vào Việt Nam từ trước tới nay đạt khoảng 200 triệu USD (chỉ số này không kể các dự án của các doanh nghiệp Ba Lan có chi nhánh tại nhiều nơi như Singapore, Hongkong, Trung Quốc…). Đến hết năm 2014, Ba Lan còn có 9 dự án đang thời gian hiệu lực với số vốn đăng ký là 98 triệu USD, đứng thứ 49 trong tổng số hơn 100 trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Ở chiều ngược lại, có thể nói Ba Lan là một trong những quốc gia hiếm hoi ở châu Âu có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam với số vốn đạt vài chục triệu USD vào các lĩnh vực phân phối, giới thiệu sản phẩm. Đó là chưa kể nhiều dự án với quy mô đầu tư nhỏ, lẻ của cộng đồng người Việt để mở cửa hàng kinh doanh ăn uống, phân phối hàng hóa tiêu dùng, mua bán nhà ở. Hay như gần đây, Ngân hàng Vietinbank, Công ty Vinamilk đã xúc tiến mở chi nhánh, đại diện tại Ba Lan. Dễ hiểu là, Ba Lan cùng với Cộng hòa Séc là hai quốc gia có đông người Việt Nam nhất ở Trung và Đông Âu. Hiện người Việt ở Ba Lan có khoảng 35.000 người, trong đó gần 20.000 người làm ăn, sinh sống ở thủ đô Vacsava và đã hình thành nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp Việt ở Vacsava nói riêng, Ba Lan nói chung kinh doanh khá thành công và đã đầu tư về Việt Nam với tổng vốn thuộc hàng lớn nhất so với Việt kiều từ nhiều nước…

Ông Nguyễn Đức Thanh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ba Lan - cho biết thêm: “Khoảng 35.000 người Việt đang sinh sống ở Ba Lan với gần 10.000 người từng được đào tạo ở đất nước Trung Âu này hiện đang làm việc ở các công sở, doanh nghiệp trong cả nước có vai trò rất quan trọng trong xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác đầu tư, văn hóa du lịch, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam - Ba Lan trong những năm qua”. Hiện tại, Chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam nguồn tài trợ với lãi suất ưu đãi - tương tự như ODA - với tổng trị giá 250 triệu Euro để các doanh nghiệp hai nước triển khai nhiều dự án hợp tác công nghiệp, thương mại và một số lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như đóng tàu, khai thác mỏ, bảo tồn di sản văn hóa.

Có lẽ đây là một trong những lợi thế và lợi thế này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho quan hệ hợp tác đầu tư, đồng thời đột phá về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và đi vào thực hiện.

Việt Nam là bạn hàng lớn thứ ba của Ba Lan ở Đông Nam Á. Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, có đến khoảng 60% được xuất đi các nước EU, kể cả một số quốc gia ngoài EU. Điều đó chứng tỏ, Ba Lan đã và đang khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế ở Trung và Đông Âu. Do vậy, một khi chen chân được vào thị trường Ba Lan thì hàng hóa Việt Nam còn có cơ hội tỏa đi tiêu thụ ở nhiều thị trường khác.
TIN LIÊN QUAN
Bài 2: Giấy Bãi Bằng - Biểu tượng hữu nghị và hợp tác Thụy Điển - Việt Nam
Bài 1: Vương quốc Bỉ - Thủ đô của Liên minh Châu Âu

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
  • Công bố mới nhất kết quả thẩm định chất lượng tàu vỏ thép
  • Xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm kiểm định, ghi nhãn sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ
  • Bắc Giang khẳng định thương hiệu mỳ Chũ với tem truy xuất nguồn gốc
  • Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
  • Đại học Nguyễn Trãi: Khai trương phòng LAB hiện đại giúp sinh viên học tiếng Hàn tốt hơn
  • Không nghiệm thu chất lượng công trình khi chưa nghiệm thu PCCC
  • Bộ Công thương yêu cầu PVC báo cáo vụ gói thầu ‘Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt’
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
  • Xăng E5 có tiêu chuẩn, quy chuẩn và bảo đảm chất lượng
  • Tăng cường kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nước muối sinh lý
  • Tàu vỏ thép nằm bờ, nhiều ngư dân trong cảnh nợ nần chồng chất
  • (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
  • 70% sữa trên thị trường không phải sữa tươi