【nhận định west ham vs】Tìm hiểu “sức khỏe” của DN để có giải pháp tháo gỡ kịp thời
Xung quanh vấn đề này,ìmhiểusứckhỏecủaDNđểcógiảipháptháogỡkịpthờnhận định west ham vs Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phụng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Quyết định gia hạn thuế thu nhập DN 3 tháng cho DN nhỏ và vừa và DN sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, DN vẫn mong chờ một giải pháp khuyến khích mạnh như giảm thuế chẳng hạn. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Thực tế, nền kinh tế không đến mức bi quan như dư luận lo ngại. Lúc này, cùng với những động thái tích cực thì chúng ta cũng phải hết sức bình tĩnh, đánh giá đúng, trúng hiện trạng của DN.
Bộ Tài chính, với chức năng của mình, đang tham mưu cho Chính phủ trong việc đánh giá “sức khỏe” của DN dựa trên cơ sở kết quả kinh doanh và dữ liệu của ngành Thuế quý I. Số liệu DN nộp thuế chính là căn cứ xác thực nhất để Bộ Tài chính đánh giá hiện trạng, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp cụ thể. Điều chúng tôi quan tâm là những giải pháp này phải đến được với các DN làm ăn chân chính, các DN tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Điều đó đồng nghĩa, những DN kinh doanh không lành mạnh, DN lập ra để buôn bán hóa đơn hoặc hoạt động tiêu cực sẽ “lộ nguyên hình” và tự giải thể là điều tất yếu.
Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, lạm phát cao, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế (miễn, giảm, giãn thuế) kịp thời tháo gỡ khó khăn cho một bộ phận DN và cá nhân. Ước tính có khoảng 303,2 nghìn DN nằm trong diện được gia hạn nộp thuế, với tổng số thuế được gia hạn năm 2011 chuyển sang năm 2012 khoảng 6.900 tỷ đồng và tổng số thuế miễn, giảm trong năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng. |
Có ý kiến cho rằng, hiện nay, 90% DN đang gặp khó gồm cả quy mô lớn lẫn nhỏ. Sắp tới, Bộ Tài chính có hướng tháo gỡ về thuế cho các đối tượng DN khác hay không?
Số liệu trên không có cơ sở và cần phải xác minh lại.
Định hướng hỗ trợ DN thì phải phân tích dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh, phải quan tâm đến đầu vào chung của DN. Đầu vào ở đây không phải chỉ riêng thuế mà còn nhiều yếu tố khác như chi phí về mặt bằng, nguyên vật liệu, phí vận tải, chi phí lãi vay ngân hàng. Ngân hàng hạ trần lãi suất huy động nhưng không tính đến lãi suất đầu ra, không rút bớt khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thì DN cũng không được lợi, nền kinh tế cũng chẳng được gì cả. DN hưởng lợi từ chính sách này chưa nhiều. Hiện nay, điều khó nhất là làm sao DN tiếp cận được với nguồn vốn rẻ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Những đầu vào là tư liệu sản xuất, là nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh trong nước mà DN đang phải NK thì chúng ta sẽ cân nhắc kỹ, có thể xem xét, hạ bớt mức thuế NK nhưng phải trong trong khuôn khổ cam kết. Bên cạnh đó, những thủ tục liên quan đến thông quan hàng NK là vật tư nguyên liệu cần phải rà soát lại sao cho thông thoáng hơn, đơn giản hơn, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, giảm bớt chi phí cho DN.
Luỹ kế thu NSNN quý I đạt 172.770 tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 112.490 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ; thu về dầu thô ước đạt 27.030 tỷ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK ước đạt 32.000 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ.
Số thu nội địa quý I giảm so với cùng kỳ, liệu có nguyên nhân từ phía giảm thu thuế của DN hay không, thưa ông?
Có nhiều nguyên nhân khiến số thu nội địa quý I giảm so với cùng kỳ, trước hết là do sự khó khăn của nền kinh tế tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một bộ phận DN. Hơn nữa, do đặc thù văn hóa, quý I năm nay chúng ta nghỉ hai Tết liền kề, nghỉ dài ngày cho nên việc sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Để đánh giá đúng hiện trạng quý I, chúng ta phải tách riêng tháng 3 ra.
Việc số thu tăng hay giảm cũng có liên quan đến các biện pháp quản lý thu. Các đơn vị chuyên môn sẽ từ đây tham mưu cho Bộ trưởng trình Chính phủ những giải pháp làm sao cho chính sách thông thoáng, thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN, đặc biệt là các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, chống gian lận, xử lý nghiêm khắc các DN vi phạm. Chúng ta có thể tìm thêm nguồn thu từ việc chống thất thu để bù đắp lại số giảm đi do khó khăn chung của nền kinh tế.
Được biết, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ xây dựng Báo cáo đánh giá tài chính DN thông qua các chỉ tiêu thu thuế. Là một trong những thành viên của Tổ công tác, xin ông cho biết, nhiệm vụ cốt yếu và yêu cầu Lãnh đạo Bộ Tài chính đặt ra là gì? Đã có kết quả ban đầu và kiến nghị cụ thể gì từ phía Tổ công tác này chưa, thưa ông?
Tổ vừa được thành lập và có sự tham gia của các chuyên gia từ các đơn vị quản lý, cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách. Nhiệm vụ của Tổ là đánh giá tình hình tài chính DN năm 2011 và quý I-2012, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường để trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 25-4-2012. Tổ đã và đang triển khai nhiều công việc, trong đó có tổ chức làm việc với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành, làm việc với các thành viên của Tổ tư vấn chính sách tài chính cho Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Với thành phần gồm nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý, các nhà khoa học, Tổ Tư vấn chính sách làm việc theo phương thức thảo luận tập thể, họp định kỳ hàng tháng theo nội dung do Tổ trưởng quyết định, Tổ có thể họp đột xuất, tổ chức các cuộc hội thảo, có thể mời thêm các cộng tác viên không phải thành viên chính thức của Tổ tham dự. Tổ thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến kinh tế để tư vấn cho Bộ trưởng trong điều hành chính sách tài chính ở tất cả các lĩnh vực của tài chính, trong đó có liên quan đến đầu ra, đầu vào của DN, tái cấu trúc DN, hoạt động kinh doanh của DN chứ không riêng gì các chính sách thuế. Các thành viên trong Tổ sẽ phân tích dựa trên tình hình thực tế để xác định xem DN cần gì, nếu vấn đề thuộc chức năng của Bộ Tài chính thì sẽ có biện pháp hỗ trợ kịp thời, nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp trên thì nhanh chóng báo cáo.
Ngoài những công việc trong chương trình, tất cả những diễn biến, hơi thở của nền kinh tế Tổ này đều phải nắm được từ “sức khỏe” của DN đến những khâu ách tắc của nền kinh tế. Nhìn dưới góc độ tài chính, trên cơ sở xác suất kinh doanh, mặt bằng pháp luật, Tổ sẽ so sánh, theo sát diễn biến kinh tế trong, ngoài nước để có những dự báo về định lượng, định tính những tác động đến nền kinh tế, trên cơ sở đó có những biện pháp tham mưu cho Bộ trưởng trong điều hành vĩ mô.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Vân(thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh, Trung Quốc
- ·Hà Nội hoàn thành nhiều công trình điện trước mùa nắng nóng
- ·Giải đáp vướng mắc về chính sách thuế đối với hàng gia công
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Khơi dậy tiềm năng
- ·Máy trợ thính có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
- ·"Kẻ khóc người cười" trong ngành thép
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Tây Ninh: Thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Cà Mau: 99,98% hồ sơ thuế được giải quyết đúng hạn
- ·Tin chứng khoán ngày 19/10: Tỷ USD qua tay hàng ngày, đại gia số 1 Việt kiếm vài nghìn tỷ
- ·Cục Hải quan Hà Nội hoàn thành toàn diện các mặt công tác năm 2019
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·EVN quyết tâm hạn chế mua điện Trung Quốc
- ·Hải quan Đình Vũ làm thủ tục nhanh cho tàu du lịch hạng sang Asuka II
- ·Khu công nghiệp hút 50% vốn FDI vào Việt Nam
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng