【udinese – salernitana】WB: Kinh tế Việt Nam có tín hiệu phục hồi, GDP sẽ đạt 5,5% trong năm 2024
Làm gì để Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” trong thu hút FDI?ếViệtNamcótínhiệuphụchồiGDPsẽđạttrongnăudinese – salernitana Duy trì đà phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định Tận dụng tối đa yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế |
Theo WB, nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu phục hồi từ sản xuất và xuất khẩu. |
Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam cập nhật tháng 4/2024 vừa được công bố của WB cho biết, sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế đang có một số tín hiệu phục hồi vào đầu năm 2024.
Xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu theo giá so sánh dự kiến tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh nhu cầu toàn cầu dần cải thiện.
Lĩnh vực bất động sản dự báo cũng sẽ phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin. Tổng đầu tư và tiêu dùng tư nhân theo giá so sánh dự kiến sẽ tăng tương ứng ở mức 5,5% và 5% trong năm 2024.
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% trong năm 2024, chủ yếu do giá cả các mặt hàng được Nhà nước quản lý như giáo dục và y tế dự kiến sẽ tăng, đóng góp tương ứng 6,2% và 5,4% về trọng số cho giỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát sẽ giảm còn 3% trong năm 2025 và 2026 do kỳ vọng về giá cả năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn định.
Vì thế, báo cáo của WB dự báo, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 5,5% trong năm 2024 và tăng dần lên đến 6,5% vào năm 2026, tùy vào mức độ phục hồi của nhu cầu bên ngoài và đầu tư của khu vực tư nhân.
Tài khoản vãng lai dự kiến tiếp tục thặng dư năm 2024, chủ yếu nhờ vào cán cân thương mại hàng hóa. Mức thặng dư có thể giảm trong các năm 2025-2026 do nhập khẩu tăng lên khi tiêu dùng tư nhân cũng như nhu cầu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất khi xuất khẩu phục hồi dần. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến vẫn duy trì ổn định trong ngắn và trung hạn, do nhà các đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm đến Việt Nam.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố sự phục hồi. Vì thế, báo cáo khuyến nghị đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi nguồn lực công. Điều này sẽ giúp kích thích nền kinh tế hơn nữa, với tiềm năng tăng trưởng GDP là 0,1 điểm % cho mỗi mức tăng 1 điểm % trong đầu tư công tính theo tỷ lệ GDP.
Về vấn đề này, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB về Kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư cho biết, đầu tư vào các dự án hạ tầng công tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế ngay lập tức. Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.
Theo WB, tăng trưởng tín dụng chậm lại một chút, trong khi chất lượng tài sản giảm sút. |
Trong khi đó, về chính sách tiền tệ, dư địa cho việc cắt giảm lãi suất thêm nữa bị hạn chế do chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.
Cũng theo các chuyên gia WB, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính vẫn là điều quan trọng nhất, trong đó tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân do giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản. Vùng đệm vốn của các ngân hàng thương mại hiện tương đối mỏng và sự suy giảm của thị trường bất động sản có thể khiến nguồn vốn của các ngân hàng này sụt giảm thêm.
Do đó, theo WB, các cấp có thẩm quyền có thể ban hành chính sách nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng và tăng cường khung thể chế về giám sát an toàn, can thiệp sớm và xử lý ngân hàng yếu kém nhằm ngăn ngừa các ngân hàng sụp đổ gây ra các vấn đề mang tính hệ thống và quản lý khủng hoảng.
(责任编辑:La liga)
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Việt Nam, ‘thỏi nam châm’ của ngành bán dẫn thế giới
- ·Châu Thành phát động 10 đợt tấn công các tài khoản Facebook phản động
- ·Lệch số liệu với Trung Quốc: Cần rà soát bài bản giữa hai nước
- ·Chuyên Gia AI
- ·Hàng chục nghìn tấn vải đã được xuất qua cửa khẩu Lào Cai
- ·Hà Nội "xin" đầu tư công viên phần mềm hơn 10,5 nghìn tỷ đồng
- ·Nhập khẩu nguyên liệu dệt may tăng đột biến
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Bổ nhiệm ông Trần Quang Hưng làm Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Chủ động phòng ngừa rủi ro tài chính, tiền tệ
- ·Báo Italy: Việt Nam ngày càng thu hút nhiều đầu tư nước ngoài
- ·Giao dịch qua sàn thương mại điện tử: Nhiều nhưng chưa hiệu quả
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Thống đốc NHNN quyết giảm nợ xấu về dưới 3%
- ·Ứng dụng họp trực tuyến Zoom ra mắt công cụ miễn phí cạnh tranh với Google Docs
- ·Sửa đổi Thông tư 20 về NK máy móc cũ: Lĩnh vực đặc thù có thể quy định "riêng"
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Giải pháp CMC Cloud